Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 8030/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 340/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 8030/KH-UBND
Ngày ban hành 06/12/2021
Ngày có hiệu lực 06/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Minh Cảnh
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8030/KH-UBND

Bến Tre, ngày 06 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 340/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thực hiện Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021-2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Kế hoạch thực hiện với nội dung cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Kết quả

a) Về tổ hợp tác (THT)

Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 1.386 THT1 (tăng 986 THT so với thời điểm 31/12/2011); trong đó, có 1.175 THT có đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương theo Nghị định 151/207/NĐ-CP của Chính phủ (nay là Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ), tổng số thành viên THT là 31.155 (tăng 24.197 so với thời điểm 31/12/2011); doanh thu bình quân khoảng 474 triệu đồng; lợi nhuận bình quân 70 triệu đồng/THT. Nhìn chung, THT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các THT hoạt động tương đối ổn định, có sự liên kết giữa các hộ sản xuất. Một số THT gắn với doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào, đầu ra giúp thành viên tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp thành viên vươn lên thoát nghèo; góp phần tích cực vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nâng chất hộ gia đình văn hóa và chung tay xây dựng xã nông thôn mới. Tuy nhiên, một số THT hoạt động còn hạn chế, thiếu tính ổn định, chủ yếu làm theo phong trào, chưa tập trung được nguồn lực của các thành viên, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao, chưa có nhiều mô hình để nâng lên thành HTX.

b) Về hợp tác xã

Giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh thành lập mới 144 HTX, lũy kế đến cuối năm 2020 có 162 HTX2 (trong đó: 144 HTX đang hoạt động và chuẩn bị hoạt động, 18 HTX ngừng hoạt động thuộc diện giải thể), tăng 59 HTX so với năm 2011. Tổng số thành viên HTX là 41.431, tăng 19.075 thành viên so với thời điểm 31/12/2011. Tổng vốn điều lệ HTX là 298,518 tỷ đồng, tăng 79,158 tỷ đồng so với năm 2011; Doanh thu bình quân HTX đạt khoảng 1,3 tỷ đồng/HTX, giảm 0,3 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2011. Lãi 80 triệu đồng/HTX giảm 321 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2011; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động 60 triệu đồng/người/năm, tăng 48 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2011.

Tổng số cán bộ quản lý HTX là 735 người, trong đó số cán bộ quản lý HTX có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 232 người, chiếm 31,6% trong tổng số cán bộ quản lý HTX; Số cán bộ quản lý HTX có trình độ sơ, trung cấp là 342 người, chiếm 46,5% trong tổng số cán bộ quản lý HTX. Số còn lại chưa qua đào tạo là 161 người, chiếm 21,9% trong tổng số cán bộ quản lý HTX.

Nhìn chung, khu vực KTTT, HTX, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài do có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung cho công tác tuyên truyền đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân và thành viên HTX về vai trò, bản chất của HTX kiểu mới. Đã xuất hiện thêm một số loại hình, mô hình KTTT, HTX hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các thành viên và người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự an toàn xã hội; từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực KTTT, HTX trong nền kinh tế quốc dân hiện nay.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX

1. Thành tựu, vị trí, vai trò của KTTT trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, KTTT của tỉnh có những chuyển biến tích cực, đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Số lượng HTX tăng nhanh; thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên trong HTX tăng từ 12 triệu đồng năm 2011 lên 60 triệu đồng năm 2020. Nhìn chung, KTTT tỉnh Bến Tre đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm và thu nhập. Với mô hình HTX đã giúp người dân từng bước hình thành, xây dựng được ý thức hòa vào nền kinh tế lớn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp đã giúp người dân thay đổi suy nghĩ từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang thực hiện nền kinh tế nông nghiệp dựa vào sản phẩm mà họ tạo ra trên cơ sở liên kết, hợp tác cùng có lợi.

Về kinh tế: Việc phát triển HTX đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương theo hướng huy động nguồn lực tại chỗ; cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, HTX là cầu nối giữa nhà nước với nông dân trong việc đưa chính sách, pháp luật, khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về xã hội: Hoạt động của các HTX đã mang lại việc làm cho nhiều người lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Thông qua hoạt động của HTX, một bộ phận dân cư (thành viên và người lao động tại chỗ) được tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về mọi mặt, tính dân chủ được phát huy. Các HTX đã tham gia phúc lợi xã hội như đóng góp quỹ vì người nghèo, hỗ trợ giáo dục, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, xây dựng cầu, đường,... góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

2. Những tồn tại, hạn chế

Công tác triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Nghị quyết, các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX ở một số cấp ủy, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và địa phương cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân có lúc chưa thật sâu rộng, hiệu quả chưa cao, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò của KTTT, HTX.

Việc cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy ở một số cấp ủy, ngành, địa phương còn hạn chế; công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thiếu kịp thời, việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hiệu quả còn chậm; phát triển HTX chưa đúng thực chất, còn chạy theo thành tích xây dựng xã nông thôn mới nên hoạt động của nhiều HTX thiếu bền vững.

Công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX còn hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp huyện, xã và phần lớn các sở, ngành tỉnh phụ trách kiêm nhiệm, chất lượng tham mưu, đề xuất chưa cao. Sự phối hợp quản lý, hỗ trợ HTX giữa các ngành, địa phương chưa chặt chẽ, chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm của từng đơn vị. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX và tổ giúp việc ở cấp tỉnh, huyện chưa đồng bộ, chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của từng thành viên, nhất là trong tham mưu, đề xuất.

Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý, điều hành HTX còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhiều cán bộ trẻ, sinh viên có trình độ chuyên môn về tham gia xây dựng HTX; hầu hết cán bộ quản lý tuổi cao, trình độ chuyên môn thấp, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh tế...; chưa có nhân viên kế toán chuyên trách, nên việc quản lý tài chính, sổ sách kế toán theo quy định còn nhiều bất cập.

Hoạt động của HTX còn nhiều khó khăn, tỷ lệ HTX hoạt động không hiệu quả còn cao, tình trạng thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX còn khá phổ biến; đa phần HTX chưa xây dựng được trụ sở, xưởng sơ/chế biến, nhà kho; HTX nông nghiệp chưa được giao đất, cho thuê đất (do Quỹ đất công hạn chế và hướng dẫn giao đất, cho thuê đất chưa cụ thể, rõ ràng). Một số HTX đã ngừng hoạt động trong thời gian dài nhưng không thực hiện được thủ tục giải thể do còn nợ thuế, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và tâm lý người dân đối với mô hình HTX.

Thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; việc đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực còn dàn trải, hiệu quả đào tạo thấp; hỗ trợ xúc tiến thương mại (chuẩn hóa chứng nhận nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm, vận chuyển, quảng cáo ...), hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất còn nhiều khó khăn; chưa có chính sách hỗ trợ đặc thù cho HTX về xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ, thuế, phí và lệ phí. Danh mục máy móc, trang thiết bị chuyên dùng chưa được ban hành kịp thời để hỗ trợ cho các HTX phát triển sản xuất.

III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT GIAI ĐOẠN 2021-2030

1. Mục tiêu tổng quát

Quán triệt và triển khai thực hiện tốt quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT, nhằm đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức hợp tác, liên kết phù hợp từng vùng, lĩnh vực. Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước về KTTT; phát huy vai trò, trách nhiệm của Liên minh HTX, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân. Quan tâm củng cố và xây dựng các THT, HTX hoạt động có hiệu quả, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tập trung chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật cho người dân thông qua THT, HTX để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra ổn định. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tiến tới có tỷ trọng đóng góp ngày càng lớn hơn cho GRDP của tỉnh và thể hiện tốt vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

[...]