Kế hoạch 80/KH-UBND về khuyến nông thành phố Hà Nội năm 2020
Số hiệu | 80/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/04/2020 |
Ngày có hiệu lực | 16/04/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Văn Sửu |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2020 |
KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Căn cứ: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông; Quyết định 390/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố; các ngành hàng sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của Thành phố Hà Nội; Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Khuyến nông thành phố Hà Nội năm 2020, với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025, phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo nhu cầu thực tiễn của các địa phương.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
- Phấn đấu từng bước mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và cấp chứng nhận xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tập huấn cho trên 7.000 lượt cộng tác viên, nông dân, người sản xuất được tiếp cận, nắm bắt tiến bộ khoa học nâng cao trình độ tay nghề trong quản lý, sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.
- Bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuyên truyền chủ trương chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực, các sản phẩm theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.
- Chuyển giao công nghệ thông qua các mô hình trình diễn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế tăng 10-20% so với sản xuất ngoài mô hình.
1. Đào tạo, tập huấn thường xuyên
a) Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị
Tổ chức tập huấn các kiến thức về chuỗi giá trị nông sản và các khâu hình thành chuỗi cho nông dân sản xuất tiêu biểu, thành viên đại diện của các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ. Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết thúc khóa học các học viên sẽ hiểu biết thêm về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị nông sản, đồng thời kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
b) Tập huấn kỹ thuật thời vụ cho nông dân.
Tổ chức tập huấn các kiến thức sản xuất nông nghiệp theo thời vụ cho nông dân sản xuất tiêu biểu. Giảng viên là cán bộ chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Thông qua lớp học nông dân sẽ nắm bắt những lưu ý về kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng chính, vật nuôi chính từng thời vụ (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, thủy lợi,...); một số bệnh thường gặp trên cây trồng, vật nuôi và cách phòng trừ.
c) Tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, chủ trang trại,...
Tổ chức tập huấn những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân sản xuất tiêu biểu, thành viên đại diện của các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ. Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ, viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết thúc khóa học các học viên được trang bị những vấn đề cơ bản về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tìm hiểu về nền nông nghiệp 4.0; một số kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp công nghệ cao,... qua đó thúc đẩy học viên ứng dụng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt hiệu quả.
2. Thông tin tuyên truyền thường xuyên
a) Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền của ngành Nông nghiệp
- In, phát hành Tập san Nông nghiệp và Nông thôn Hà Nội:
+ Nội dung Tập san: Thông tin về chủ trương chính sách nông nghiệp mới của Đảng, Nhà nước, Thành phố; Các kết quả hoạt động của ngành nông nghiệp trong: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản, Xây dựng nông thôn mới,... trên địa bàn Thành phố; Phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp,...
+ Đối tượng phát hành: Lãnh đạo UBND Thành phố; Lãnh đạo UBND, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở, các điểm văn hóa xã, các hội đoàn thể, nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.
- In, phát hành Bản tin Sản xuất và Thị trường:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2020 |
KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Căn cứ: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông; Quyết định 390/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố; các ngành hàng sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của Thành phố Hà Nội; Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Khuyến nông thành phố Hà Nội năm 2020, với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025, phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo nhu cầu thực tiễn của các địa phương.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
- Phấn đấu từng bước mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và cấp chứng nhận xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tập huấn cho trên 7.000 lượt cộng tác viên, nông dân, người sản xuất được tiếp cận, nắm bắt tiến bộ khoa học nâng cao trình độ tay nghề trong quản lý, sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.
- Bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuyên truyền chủ trương chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực, các sản phẩm theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.
- Chuyển giao công nghệ thông qua các mô hình trình diễn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế tăng 10-20% so với sản xuất ngoài mô hình.
1. Đào tạo, tập huấn thường xuyên
a) Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị
Tổ chức tập huấn các kiến thức về chuỗi giá trị nông sản và các khâu hình thành chuỗi cho nông dân sản xuất tiêu biểu, thành viên đại diện của các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ. Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết thúc khóa học các học viên sẽ hiểu biết thêm về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị nông sản, đồng thời kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
b) Tập huấn kỹ thuật thời vụ cho nông dân.
Tổ chức tập huấn các kiến thức sản xuất nông nghiệp theo thời vụ cho nông dân sản xuất tiêu biểu. Giảng viên là cán bộ chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Thông qua lớp học nông dân sẽ nắm bắt những lưu ý về kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng chính, vật nuôi chính từng thời vụ (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, thủy lợi,...); một số bệnh thường gặp trên cây trồng, vật nuôi và cách phòng trừ.
c) Tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, chủ trang trại,...
Tổ chức tập huấn những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân sản xuất tiêu biểu, thành viên đại diện của các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ. Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia đầu ngành từ các cục, vụ, viện, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết thúc khóa học các học viên được trang bị những vấn đề cơ bản về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tìm hiểu về nền nông nghiệp 4.0; một số kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp công nghệ cao,... qua đó thúc đẩy học viên ứng dụng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt hiệu quả.
2. Thông tin tuyên truyền thường xuyên
a) Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền của ngành Nông nghiệp
- In, phát hành Tập san Nông nghiệp và Nông thôn Hà Nội:
+ Nội dung Tập san: Thông tin về chủ trương chính sách nông nghiệp mới của Đảng, Nhà nước, Thành phố; Các kết quả hoạt động của ngành nông nghiệp trong: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản, Xây dựng nông thôn mới,... trên địa bàn Thành phố; Phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp,...
+ Đối tượng phát hành: Lãnh đạo UBND Thành phố; Lãnh đạo UBND, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở, các điểm văn hóa xã, các hội đoàn thể, nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.
- In, phát hành Bản tin Sản xuất và Thị trường:
+ Nội dung Bản tin: Phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phổ biến quy trình kỹ thuật mới trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; Giới thiệu các gương sản xuất giỏi trên địa bàn Thành phố; Hỏi đáp kỹ thuật, giới thiệu các địa chỉ sản xuất, kinh doanh uy tín, chất lượng (địa chỉ xanh); Đánh giá thị trường nông sản trong nước và thế giới; giá cả các mặt hàng nông sản tại các chợ đầu mối khu vực thành phố Hà Nội và một số tỉnh khu vực phía Bắc; Thông tin dự thời tiết; Thông tin dự báo nhu cầu mua, bán của các hộ; cơ sở sản xuất, kinh doanh; các trang trại; làng nghề trên địa bàn Hà Nội và tại một số tỉnh khu vực phía Bắc.
+ Đối tượng phát hành: Phòng kinh tế, Đài phát thanh các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch Thành phố; Các hội đoàn thể; các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở; nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.
- In, phát hành Nông lịch Hà Nội:
+ Nội dung Nông lịch: Đăng tải lịch thời vụ; thời tiết khí hậu, thủy văn hàng tháng; thời vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi; những việc làm của nhà nông theo tháng (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, thủy lợi,...); những lưu ý về cây trồng và vật nuôi từng thời vụ; kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng chính, vật nuôi chính từng thời kỳ; một số bệnh thường gặp trên cây trồng, vật nuôi và cách phòng trừ.
+ Đối tượng phát hành: Lãnh đạo UBND Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp Hà Nội; Các hội đoàn thể; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các Hợp tác xã nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở, các điểm văn hóa xã, nông dân chủ trang trại tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.
- In, phát hành Lịch Nông nghiệp Hà Nội:
+ Nội dung: Thể hiện những hình ảnh đẹp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, mùa bội thu; Lịch thời vụ, nhằm tuyên truyền trong dịp Tết.
+ Đối tượng phát hành: Phòng kinh tế của UBND các quận, huyện, thị xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn ngành nông nghiệp Hà Nội; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông của 63 tỉnh thành trên cả nước.
b) Xây dựng các chuyên đề thông tin tuyên truyền (tư liệu Clip tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố):
- Xây dựng các hình ảnh giới thiệu về: Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Chợ thương mại điện tử có truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; Tư vấn kỹ thuật về sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch.
- Xây dựng chuyên mục khuyến nông giới thiệu về mô hình phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình phát triển sản xuất rau, hoa, quả theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao.
Xây dựng phóng sự giới thiệu các mô hình tiên tiến, gương mặt điển hình trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả từ mô hình phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm.
c) Duy trì hệ thống kênh thông tin giá cả thị trường ngành Nông nghiệp.
Duy trì, kết nối liên thông hệ thống Thông tin Khuyến nông và thị trường từ 21 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và đến Trung ương (Thực hiện Chỉ thị số 2220/CT-BNN-KHCN ngày 03/08/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư từ chương trình phát triển ngành nông nghiệp ASDP). Thông qua cán bộ vận hành và cán bộ cấp tin tại 21 quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin giá cả thị trường các mặt hàng nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội; giới thiệu các địa chỉ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn Thành phố thông qua các ấn phẩm của ngành và trên các báo, đài Trung ương và Hà Nội.
d) Thông tin tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội
- Xây dựng các chương trình nông nghiệp và nông thôn Hà Nội, tuyên truyền trên Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội về chủ trương chính sách định hướng về phát triển nông nghiệp; giới thiệu về những gương điển hình sản xuất giỏi, những hộ làm kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao; Khoa giáo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng và phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; Giới thiệu tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản chế biến, chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật…; về công tác thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp; công tác thú y; bảo vệ thực vật; phát triển chăn nuôi, cây trồng, đê điều, thủy lợi và phòng chống lụt bão; Thông tin về thị trường, sản phẩm nông sản, xúc tiến thương mại trong nông nghiệp;...
- Hình thức: Chuyên đề truyền hình hàng tuần, phát trên kênh 2; Chuyên đề phát thanh hàng tuần, phát trên kênh phát thanh tần số 96Mhz của Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội.
e) Thông tin tuyên truyền trên Website khuyennonghanoi.gov.com
Duy trì kỹ thuật, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, nội dung hình thức trên trang web. Cập nhật thường xuyên tin tức những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp; cập nhật quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; giá cả thị trường trong nước và quốc tế,... Nhằm phổ biến rộng rãi và tạo điều kiện để người nông dân có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng thông tin nông nghiệp trên mạng Internet.
f) Thông tin dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn.
Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ cập nhật đăng tải bản tin dự báo khí tượng hàng ngày, bản tin dự báo khí tượng 10 ngày trên trang web khuyến nông và bản tin khí tượng thủy văn 30 ngày trên trang web khuyennonghanoi.gov.com và trên các ấn phẩm Bản tin Sản xuất và Thị trường; Nông lịch Hà Nội, nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố; giúp cho bà con nông dân bố trí thời vụ, tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết bất thường.
g) Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông.
- Tổ chức tham dự hội nghị Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị tại các tỉnh, thành phố trong nước, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị các tỉnh, thành phố; hội thảo chuyên đề về phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng mô hình tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp đô thị hiệu quả, bền vững; tham quan học tập các mô hình tiên tiến hiệu quả.
- Tổ chức Hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của Thành phố và nhận diện các sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thành phần: Đại diện các doanh nghiệp kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu biểu trên địa bàn Thành phố; đại diện Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, Lãnh đạo, cán bộ quản lý các quận, huyện của Hà Nội tham gia. Tại hội thảo, các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ các giải pháp trong sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị, các địa phương, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng, các sản phẩm theo chuỗi giá trị, đồng thời các đại biểu sẽ được tham quan các cơ sở sản xuất uy tín có sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố; tạo cơ hội, mối liên kết, gặp gỡ để trao đổi, tìm hiểu sản phẩm, từ đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.
- Hội nghị, hội thảo chuyên đề khuyến nông: Tổ chức hội nghị, hội thảo đánh giá kết quả các mô hình khuyến nông trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; các chính sách, định hướng để mở rộng, phát triển các mô hình khuyến nông có hiệu quả. Thành phần là: Nông dân tiêu biểu, chủ trang trại, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, phòng Kinh tế, trạm khuyến nông, đại diện các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn Thành phố và các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại hội nghị, hội thảo các đại biểu sẽ đánh giá hiệu quả đạt được của các mô hình khuyến nông và đưa ra được các định hướng, giải pháp để áp dụng, triển khai tại các địa phương khác nhằm góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Tổ chức hội nghị công tác thông tin tuyên truyền. Thành phần: Lãnh đạo, cán bộ Khuyến nông của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành của Thành phố có liên quan; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, các cộng tác viên. Tại hội nghị, sẽ đánh giá kết quả phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và Hà Nội trong việc thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố; đồng thời đưa ra được kế hoạch tuyên truyền trong các năm tới phù hợp với định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Thành phố.
- Tổ chức các diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Thành phần đại biểu tham dự là cán bộ Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo Thành phố; đại biểu các cơ quan thông tấn, báo chí; đại biểu nông dân tiêu biểu, chủ trang trại. Diễn đàn là cơ hội liên kết một cách hiệu quả nhất giữa bà con nông dân với các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia giúp nông dân tiết kiệm chi phí, thời gian tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất, đồng thời giải đáp cho người nông dân, chủ trang trại về các vấn đề kỹ thuật, cách phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng vật nuôi, cách thức xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, cũng như những khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà người dân gặp phải, đồng thời giải đáp những chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tới người nông dân,...
- Tổ chức các diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thành phần tham dự là các nhà quản lý, nhà khoa học, các hội, hiệp hội, giám đốc hợp tác xã, chủ trang trại, gia trại, nông dân tiêu biểu và một số doanh nghiệp, công ty, cơ sở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại Diễn đàn, các cơ sở sản xuất tiêu biểu sẽ có dịp giới thiệu các sản phẩm chất lượng của mình đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng; Các doanh nghiệp phân phối có dịp tiếp cận các cơ sở sản xuất uy tín để liên doanh, liên kết. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, kiểm soát tốt hơn các sản phẩm an toàn được sản xuất và phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội. Diễn đàn sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp và các nhà sản xuất ký kết các biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, thu mua, phân phối sản phẩm nông nghiệp an toàn và chất lượng.
h) Tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp trong nước.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm nông nghiệp tiêu biểu (ưu tiên các Chương trình Khuyến nông Quốc gia tổ chức) tại các tỉnh, thành phố trong nước, nhằm giới thiệu quảng bá thông tin, tuyên truyền về các mô hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tạo mối liên kết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng và gìn giữ thương hiệu các mặt hàng thế mạnh của Thành phố, học tập tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiệu quả của nông nghiệp trong nước để ứng dụng triển khai, đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
(Danh mục hoạt động Khuyến nông Thành phố năm 2020 nội dung đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền được chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo).
a) Lĩnh vực trồng trọt
Năm 2020 Thành phố xây dựng 13 mô hình cho 6 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:
* Nhóm 1, mô hình phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm:
- Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm và ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.
- Sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.
* Nhóm 2, mô hình phát triển sản xuất rau, hoa, quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao:
- Sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao.
- Sản xuất hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
- Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
* Nhóm 3, mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường:
- Sử dụng các giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch; xử lý chất thải sinh hoạt tạo nguồn phân bón hữu cơ, xử lý đất.
* Nhóm 4, mô hình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:
- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
- Cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác.
- Sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy
* Nhóm 5, mô hình Ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn:
- Hệ thống tưới nước phun cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác.
* Nhóm 6, mô hình chế biến và bảo quản sau thu hoạch:
- Sơ chế và bảo quản nông sản
- Sử dụng nhà lạnh bảo quản nông sản.
b) Lĩnh vực chăn nuôi
Thành phố xây dựng 2 mô hình cho 2 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:
* Nhóm 1, mô hình phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm:
- Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi.
* Nhóm 2, mô hình phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Chăn nuôi bò sinh sản (bò cái lai Sind, bò cái lai Brahman).
c) Lĩnh vực thủy sản
Thành phố xây dựng 4 mô hình cho 3 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:
* Nhóm 1, mô hình Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGap:
- Nuôi thủy sản theo hướng VietGap
* Nhóm 2, mô hình Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao:
- Ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.
- Nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao.
* Nhóm 3, mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng:
- Mô hình Nuôi thủy đặc sản
(Danh mục hoạt động Khuyến nông Thành phố năm 2020, nội dung xây dựng mô hình trình diễn được chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo)
Kinh phí thực hiện Kế hoạch Khuyến nông Thành phố năm 2020 gồm:
- Ngân sách Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Kinh phí đối ứng của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo không trùng lặp nội dung, đối tượng; tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra (gắn với tình hình diễn biến của dịch bệnh covid 19). Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực triển khai thực hiện hỗ trợ năm 2020 theo đúng quy định; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố đảm bảo hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết các nội dung tham gia Hội chợ, triển lãm; hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố trong nước, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
- Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông Thành phố.
- Theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Chương trình Khuyến nông Thành phố; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình và kết quả thực hiện theo quy định.
- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến nông năm 2020 báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng.
2. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch Khuyến nông Thành phố năm 2020 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
3. Các sở, ban, ngành liên quan
- Các Sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung Kế hoạch.
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, du lịch Thành phố phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hàng năm;
- Cơ quan thông tin tuyên truyền và các tổ chức đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền về công tác khuyến nông.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Phê duyệt kế hoạch và bố trí ngân sách quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch khuyến nông địa phương;
- Chỉ đạo phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và phòng ban có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch khuyến nông địa phương;
- Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch khuyến nông địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2020 NỘI DUNG ĐÀO TẠO TẬP HUẤN, THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
(Kèm theo Kế hoạch số: 80/KH-UBND
ngày 16/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội)
STT |
Nội dung hoạt động |
Địa điểm thực hiện |
Kết quả cần đạt |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan phối hợp |
I |
ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN THƯỜNG XUYÊN (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện) |
||||
1 |
Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp |
||||
1.1 |
Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị. |
Các quận huyện, thị xã |
Tổ chức khoảng 10 lớp, cho 300 lượt học viên; Thời gian học 2 ngày/lớp, 1 ngày lý thuyết, 1 ngày tham quan thực tế trong Thành phố. |
Tháng 05-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, hội đoàn thể có liên quan |
1.2 |
Tập huấn kỹ thuật thời vụ cho nông dân |
Các quận huyện, thị xã |
Tổ chức khoảng 70 lớp, cho 4.900 lượt nông dân sản xuất tiêu biểu Thành phố; Thời gian 1 ngày/lớp, học lý thuyết. |
Tháng 05-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, hội đoàn thể có liên quan |
1.3 |
Tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, chủ trang trại |
Các quận huyện, thị xã |
Tổ chức khoảng 7 lớp, cho 210 lượt học viên; Thời gian học 3 ngày/lớp, 2 ngày lý thuyết, 1 ngày thực hành thực tế trong Thành phố. |
Tháng 05-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, hội đoàn thể có liên quan |
II |
THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN THƯỜNG XUYÊN (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện) |
||||
1 |
Thông tin tuyên truyền |
||||
1.1 |
Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền ngành nông nghiệp |
||||
|
In, phát hành Tập san Nông nghiệp và nông thôn Hà Nội; |
Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố |
In, phát hành 3 số/năm, 36 trang/số, khoảng 5.000 cuốn/số, phát cho các đối tượng theo quy định. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
|
In, phát hành Bản tin Sản xuất và thị trường; |
Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố |
In, phát hành 27 số/năm, 28 trang/cuốn, khoảng 1.000 cuốn/ số, phát cho các đối tượng theo quy định. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
|
In, phát hành Nông lịch Hà Nội; |
Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố |
In, phát khoảng 4.000 cuốn Nông lịch Hà Nội năm 2021; Phát cho các đối tượng theo quy định. |
Tháng 10-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
|
In, phát hành Lịch Nông nghiệp Hà Nội |
Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố |
In, phát hành 1.000 cuốn lịch nông nghiệp Hà Nội năm 2021, phát cho các đối tượng theo quy định. |
Tháng 10-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
1.2 |
Xây dựng các chuyên đề thông tin tuyên truyền |
Thành phố Hà Nội |
Xây dựng băng đĩa hình 05 chuyên đề (5 phút/chuyên đề) hướng dẫn, tư vấn từ quản lý đến sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; 02 chuyên mục khuyến nông (15 phút/chuyên mục); 01 phóng sự (15 phút/phóng sự) làm tư liệu cho công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên địa bàn Thành phố. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
1.3 |
Duy trì hệ thống thông tin giá cả thị trường ngành nông nghiệp |
Thành phố Hà Nội |
Duy trì hoạt động hệ thống thông tin giá cả thị trường ngành nông nghiệp tại 21 quận, huyện, thị xã, kết nối thông tin thị trường từ 21 quận, huyện đến Trung ương (hỗ trợ cung cấp tin, cán bộ vận hành theo quy định). |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
1.4 |
Thông tin tuyên truyền trên Đài PT&TH Hà Nội |
Thành phố Hà Nội |
- Sản xuất và phát sóng, đưa tin các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh trên Đài PTTH Hà Nội: + 38 chương trình Chuyên đề truyền hình hàng tuần, thời lượng 15-20 phút/chương trình, phát trên kênh 2 + 38 chương trình Chuyên đề phát thanh hàng tuần, thời lượng 15-20 phút/chương trình, phát trên kênh phát thanh tần số 96Mhz + 230 bản tin giá cả thị trường nông sản hàng ngày, cập nhật, thông tin về tình hình giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp, xúc tiến thương mại, địa chỉ cần mua, cần bán của hộ sản xuất, doanh nghiệp... trong lĩnh vực nông nghiệp, thời lượng 1-2 phút/bản tin, phát trên kênh 2 trong chương trình sắc màu cuộc sống. |
Tháng 04-12/2020 |
Đài PT&TH Hà Nội, các cơ quan trong ngành Nông nghiệp |
1.5 |
Thông tin tuyên truyền trên Website Khuyến nông |
Thành phố Hà Nội |
Duy trì kỹ thuật, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, nội dung hình thức trên trang web. Cập nhật thường xuyên các tin tức; đăng tải các bài, ảnh, clip tuyên truyền trên trang web khuyennonghanoi.gov.com. |
Tháng 04-12/2020 |
TT tin học và thống kê Bộ NN&PTNT |
1.6 |
Thông tin dự báo thời tiết khí tượng thủy văn |
Thành phố Hà Nội |
Đăng tải các bản tin dự báo khí tượng hàng ngày, bản tin dự báo khí tượng 10 ngày và bản tin khí tượng thủy văn 30 ngày trên trang web khuyennonghanoi.gov.com và trên ấn phẩm Bản tin sản xuất và Thị trường, Nông lịch HN. |
Tháng 04-12/2020 |
Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ |
2 |
Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập |
||||
2.1 |
Hội nghị câu lạc bộ Khuyến nông đô thị |
Các tỉnh, thành phố |
Tham gia 01 hội nghị câu lạc bộ khuyến nông: Đánh giá hoạt động Khuyến nông đô thị, đề xuất các giải pháp, mô hình hiệu quả phù hợp với khu vực đô thị. Thành phần dự kiến: Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; chủ trang trại; nông dân tiêu biểu. |
Tháng 06-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
2.2 |
Tổ chức Hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của Thành phố và các sản phẩm theo chuỗi giá trị |
Thành phố Hà Nội |
Tổ chức 5 Hội thảo (01 ngày/hội thảo, được chia theo địa bàn và thế mạnh sản phẩm của các quận, huyện, thị xã). |
Tháng 05-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
2.3 |
Hội nghị, hội thảo chuyên đề khuyến nông |
Thành phố Hà Nội |
Tổ chức 2 hội nghị (01 ngày/hội nghị, cho 360 lượt đại biểu) tổng kết đánh giá kết quả các mô hình khuyến nông để đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển). |
Tháng 10-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
2.4 |
Hội nghị công tác Thông tin tuyên truyền |
Thành phố Hà Nội |
Tổ chức 01 hội nghị (01 ngày/hội nghị) cho 100 Đại biểu, thành phần theo quy định. |
Tháng 10-12/2020 |
Các cơ quan báo thông tấn báo chí |
2.5 |
Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông |
Thành phố Hà Nội |
Tổ chức 10 diễn đàn (01 ngày/diễn đàn, được chia theo địa bàn quận, huyện, thị xã) cho khoảng 1.900 lượt đại biểu, thành phần theo quy định; nội dung các hội thảo sẽ chuyên sâu về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách. |
Tháng 05-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
2.6 |
Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp |
Tổ chức 10 diễn đàn (01 ngày/diễn đàn, được chia theo địa bàn và thế mạnh sản phẩm của các quận, huyện, thị xã) cho khoảng 1.900 lượt đại biểu, thành phần theo quy định; nội dung hội thảo sẽ chuyên sâu về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cơ chế chính sách. |
Tháng 05-12/2020 |
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
|
3 |
Tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp |
||||
3.1 |
Tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp trong nước |
Các tỉnh, thành phố |
Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 02 hội chợ, triển lãm nông nghiệp tiêu biểu tại các tỉnh, thành phố trong nước (tổng quy mô 120m2/1 hội trợ, triển lãm). |
Tháng 06-12/2020 |
Sở Nông nghiệp các tỉnh; các doanh nghiệp có liên quan |
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2020 NỘI DUNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN
(Kèm theo Kế hoạch số: 80/KH-UBND ngày 16/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
STT |
Nội dung hoạt động |
Địa điểm thực hiện |
Kết quả cần đạt |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan phối hợp |
I |
Lĩnh vực trồng trọt (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện) |
||||
1 |
Phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm |
||||
1.1 |
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa |
Xây dựng 90ha mô hình sản xuất lúa chất lượng cao. - Về xã hội: Người nông dân sản xuất không phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không ảnh hưởng sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống. - Về môi trường: Làm tăng độ phì, giảm thoái hóa đất, giảm phát tán khí thải nhà kính, năng suất đạt từ 6 - 6,5 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
1.2 |
Mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
Sóc Sơn |
Xây dựng 5ha mô hình sản xuất cây dược liệu (cây kim ngân hoa) gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sau trồng 6 tháng cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất ước đạt khoảng 1 tấn hoa khô/ha và 2 tấn cành lá khô với doanh thu khoảng 160-200 triệu đồng. Từ năm thứ 2 trở đi năng suất tăng gấp đôi và cho thu ổn định trong 15 năm. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất trên vùng đất đồi gò và cao gấp nhiều lần so với trồng sắn. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
2 |
Phát triển sản xuất rau, hoa, quả, theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao |
||||
2.1 |
Mô hình sản xuất cây ăn quả theo Vietgap, ứng dụng công nghệ cao (Bưởi, Cam, Nhãn, Thanh Long, Chuối) |
Sơn Tây, Ứng Hòa, Từ Liêm, Gia Lâm, Thạch Thất, Chương Mỹ, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ |
Xây dựng mô hình thâm canh (39ha Bưởi, 13ha Cam, 3ha Thanh Long, 6ha Chuối) theo hướng Vietgap, ứng dụng công nghệ cao có dán tem truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý tốt quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, giảm sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ, nhằm bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững, góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường. Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng hiệu quả sản xuất từ 15-20% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
2.2 |
Mô hình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp (Nấm Sò) |
Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh |
Xây dựng mô hình sản xuất nấm Sò theo hướng công nghiệp (200 tấn nguyên liệu). 1 tấn nguyên liệu để sản xuất nấm Sò cho thu hoạch bình quân 650kg nấm, thu được gần 20 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí: tiền giống, nguyên liệu, khấu hao và nhân công, lợi nhuận thu được khoảng 3 triệu đồng. Sản xuất 50 tấn nguyên liệu/năm cho lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Như vậy hiệu quả của trồng nấm Sò là rất lớn. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
2.3 |
Mô hình sản xuất hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao (Hoa Đồng tiền, Lily, Cát tường) |
Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Phúc Thọ, Gia Lâm, Đan Phượng |
Xây dựng mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao (tương đương 0,8 ha) cho hoa Lily và hoa Đồng Tiền, Cát Tường trồng trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm: + Đối với hoa lily: 1.000m2 hoa Lily cho thu nhập trung bình khoảng 400-500 triệu đồng. + Đối với hoa Đồng tiền: 3.000 chậu hoa Đồng tiền lùn trong nhà màng với diện tích 500m2 cho thu nhập được 120 triệu đồng. + 1000 m2 Hoa Cát Tường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cho thu nhập trung bình 100 triệu đồng Tăng 10-15% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
3 |
Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường |
||||
3.1 |
Mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu |
Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phúc Thọ, Gia Lâm, Đan Phượng, Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Hoài Đức |
Xây dựng mô hình trình diễn cây trồng giống mới, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến (50 ha Lúa, 5ha Cam, 20ha Đậu tương, 10ha Chè, 10ha Nhãn) vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tăng thu nhập cho người sản xuất từ 10-15 % so với sản xuất đại trà. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
3.2 |
Mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch |
Thanh Oai, Ứng Hòa |
Xây dựng được 100 ha mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch. Tạo sự bền vững trong canh tác, tái tạo lại sự cân bằng sinh vật và vi sinh vật đất theo hướng có lợi tự nhiên. Giảm được 10-20% phân bón NPK. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
4 |
Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. |
||||
4.1 |
Mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa |
Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Ứng Hòa, Đông Anh, Thường Tín |
Xây dựng mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa (6 máy cấy, 4 dây truyền gieo mạ khay tự động). Trong đó: + 1 ha cấy bằng máy người nông dân giảm được chi phí khoảng 5-8,4 triệu đồng. Ngoài ra cấy bằng máy ruộng lúa thông thoáng, sâu bệnh ít hơn, giảm chi phí bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường. + Dây truyền gieo mạ khay công suất gieo trung bình đạt 500-600 khay/giờ, tương đương 5.000 khay/ngày, cấy được khoảng 200 ha lúa. So với phương pháp gieo mạ thủ công để cấy được 200 ha lúa cần khoảng 40 nhân công gieo mạ/1 ngày Như vậy cơ giới trong sản xuất lúa giảm được chi phí sản xuất, giảm áp lực thuê mướn nhân công trong lúc thời vụ, giảm diện tích gieo mạ, đảm bảo được tính khẩn trương của thời vụ, sẽ đem lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã liên quan |
4.2 |
Mô hình phát triển sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy |
Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Quốc Oai, Ba Vì |
Xây dựng được mô hình phát triển sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy (400 ha 480 tấn nguyên liệu). Sản xuất mạ khay giúp chủ động được thời vụ, giảm được diện tích gieo mạ, giải phóng sức lao động, giảm chi phí so với gieo mạ theo phương pháp truyền thống từ 3 - 6 triệu đồng/ha. Mặt khác lúa được cấy bằng máy sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh do cấy thưa, ruộng lúa thông thoáng, đẻ nhánh khỏe, bông to dài, cho năng suất cao hơn cấy lúa theo truyền thống từ 10 - 15%, giá thành sản xuất lúa giảm, nâng cao hiệu quả sản xuất. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
4.3 |
Cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác |
Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Mê Linh |
Xây dựng mô hình cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác với (35 máy làm đất đa năng). Sử dụng máy làm đất đa năng < 10 HP trong sản xuất rau mầu, cây ăn quả,... năng suất lao động tăng gấp 4 lần so với lao động thủ công. Chỉ tính riêng khâu làm đất đã làm giảm chi phí cho người sản xuất 3 - 5 triệu đồng/ha so với thuê nhân công. Ngoài ra làm đất bằng máy còn rút ngắn được thời gian, đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ, số lao động dôi ra đi làm công việc khác cho hiệu quả cao hơn. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
5 |
Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng cạn |
||||
|
Mô hình hệ thống tưới tiết kiệm cho cây trồng |
Hoài Đức, Gia Lâm, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì |
Xây dựng mô hình với 5 hệ thống tưới tiết kiệm: Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho rau, hoa, quả tiết kiệm được từ 30 - 50% lượng nước tưới, giảm thất thoát phân bón từ 10 - 15%, năng suất và chất lượng rau, hoa, quả, nâng cao. Hiệu quả kinh tế tăng từ 10 - 20% so với so với phương pháp tưới truyền thống. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
6 |
Chế biến và bảo quản sau thu hoạch |
||||
6.1 |
Mô hình sơ chế bảo quản nông sản |
Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phúc Thọ |
- Xây dựng mô hình sơ chế bảo quản chuối, ứng dụng công nghệ cao, kéo dài thời gian bảo quản chuối từ 1-2 tháng, chủ động trong công tác thu hoạch chuối khi bị dồn vụ, điều chỉnh được quá trình tiêu thụ và dải vụ tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế tăng 10%-15% so với ngoài mô hình - Xây dựng mô hình Sơ chế bảo quản lúa tạo thành hệ thống giúp cho hạt gạo vẫn giữ nguyên chất, chủ động trong điều tiết thóc gạo, hệ thống băng tải giúp tăng hiệu quả kinh tế tăng 10% - 15% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
6.2 |
Mô hình sử dụng nhà lạnh bảo quản nông sản |
Phú Xuyên, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Trì, Đan Phượng, Gia Lâm, Phúc Thọ |
Xây dựng mô hình với 7 hệ thống nhà lạnh bảo quản nông sản. Mô hình giúp bà con nông dân chủ động trong sản xuất, ngăn ngừa phát sinh một số loài nấm mốc, sâu mọt, ít hao hụt số lượng, nâng cao chất lượng nông sản, giảm tổn thất và rủi ro sau thu hoạch, tránh được tình trạng “được mùa, rớt giá”. Nâng cao thu nhập cho người sản xuất và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
II |
Lĩnh vực chăn nuôi (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện) |
||||
1 |
Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm |
||||
|
Mô hình sử dụng thảo dược chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học |
Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức |
- Xây dựng được mô hình sử dụng thảo dược chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học với quy mô 50.000 gà thịt, sử dụng các chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi sẽ hạn chế việc dùng kháng sinh, làm mát gan, thải độc và nâng cao sức đề kháng, để phòng và trị một số bệnh thông thường ở gia cầm, giảm việc dùng kháng sinh trong quy trình nuôi, an toàn dịch bệnh, giảm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, tăng khối bình quân xuất chuồng đạt ≥ 2,2 kg/con, tăng tỉ lệ thịt sạch, chất lượng cao cung cấp ra thị trường. - Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế 10 - 15% so với ngoài mô hình |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
2 |
Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu |
||||
|
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản |
Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Thanh Oai, Chương Mỹ |
Xây dựng mô hình 24 con bò cái sinh sản giống F1 Brahman, đưa giống chất lượng cao, tạo đàn bò cái nền để mở rộng quy mô chăn nuôi, mô hình sẽ là nơi để các hộ chăn nuôi đến thăm quan, học tập kinh nghiệm. Tiếp tục hỗ trợ năm thứ 2 mô hình chăn nuôi bò sinh sản hỗ trợ hộ nghèo miền núi và mô hình chăn nuôi bò sinh sản với quy mô 160 con đã thực hiện năm 2019 Khuyến khích hộ chăn nuôi quy hoạch mở rộng chuồng trại tăng quy mô đàn áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại, tăng sản phẩm chăn nuôi chất lượng và giá trị cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăn nuôi hiệu quả, bền vững. Hiệu quả kinh tế tăng 10% - 15% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
III |
Lĩnh vực thủy sản (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện) |
||||
1 |
Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGap |
||||
|
Mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGap |
Thanh Trì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thường Tín, Mê Linh, Gia Lâm, Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa |
Xây mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGap quy mô 30 ha, đa dạng về chủng loại (Cá chép, cá Trắm cỏ, Trắm đen) tạo ra sản phẩm với năng suất ≥ 12 tấn/ha, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Hiệu quả tăng từ 10% đến 15% so với ngoài mô hình. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
2 |
Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao |
||||
2.1 |
Mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp |
Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai |
Xây dựng 03 ha mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp; - Năng suất ≥ 15 tấn/ha. - Mang lại phương thức nuôi mới cho người chăn nuôi thủy sản. - Mô hình là nơi tham quan, học tập cho các địa phương khác trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10% đến 15%. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
2.2 |
Mô hình nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao |
Chương Mỹ |
Xây dựng 1.000 m3 nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao;- Đa dạng hóa hình thức nuôi, đối tượng nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất, và nuôi trồng thủy sản. - Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng tốt cho người tiêu dùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. - Là mô hình trình diễn cho các hộ nuôi khác trên địa bàn và các tỉnh lân cận khác tới tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm. Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10% đến 15%. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |
3 |
Nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng |
||||
|
Mô hình nuôi thủy đặc sản |
Thanh Trì, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức |
Xây dựng mô hình nuôi các loài thủy đặc sản (3ha Diêu hồng, 0,6ha Ếch, 0,8ha Baba, 2ha cá rô đầu vuông), cho năng suất cao: Diêu hồng ≥ 11 tấn/ha, Ếch ≥ 70 tấn/ha, Cá rô ≥ 15 tấn/ha, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, thay thế một số nguồn lợi thủy sản nội đồng bị khai thác quá mức, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả kinh tế hơn nuôi cá thông thường 10% đến 15%. |
Tháng 04-12/2020 |
Các Sở, ban ngành, quận, huyện liên quan |