Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024-2030

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 26/02/2024
Ngày có hiệu lực 26/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Ngọc Châu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM, CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

Thực hiện Quyết định số 1591/QĐ-TTg ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030; Văn bản số 23/LĐTBXH-TE ngày 03/01/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1591/QĐ-TTg; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trẻ em được chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em nhằm thực hiện các quyền của trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu trên 85% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng.

- Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần; trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần; trẻ em mồ côi.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2030.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với các hình thức, mô hình đa dạng, linh hoạt, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi tại gia đình. Thực hiện tốt các chính sách, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em mồ côi, chú trọng cung cấp các thông tin về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi.

3. Đào tạo, nâng cao năng lực về hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, giáo viên làm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, đội ngũ nhân viên y tế phụ trách công tác y tế trường học, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng.

4. Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em

Tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trong phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; củng cố và phát triển công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn, tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; xây dựng mạng lưới dịch vụ, kết nối, chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; phát triển chương trình tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học; triển khai giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh; phát triển mạng lưới giáo viên, nhân viên, cộng tác viên có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

5. Phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi

Trẻ em mồ côi được chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế phù hợp và được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu để phát triển toàn diện. Ưu tiên chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi tại gia đình bởi người thân thích, người không thân thích, nhận con nuôi.

Phát triển mạng lưới dịch vụ tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế, tư vấn, hỗ trợ các gia đình về chăm sóc thay thế. Tăng cường dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc thay thế trẻ em. Hướng dẫn tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ cho trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định pháp luật.

Tuyên truyền, vận động, kết nối để chuyển trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tập trung về các cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, nhận con nuôi.

Phát động, duy trì phong trào xã hội tham gia chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi, gia đình, cá nhân nhận chăm sóc thay thế, nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi.

[...]