Kế hoạch 7621/KH-UBND năm 2024 chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 7621/KH-UBND
Ngày ban hành 07/10/2024
Ngày có hiệu lực 07/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Nam Hưng
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7621/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 07 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, KINH DOANH TRÊN NỀN TẢNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 12/6/2024 của UBND tỉnh; theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh tại Tờ trình số 7907/TTr-CTQNA ngày 30/9/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số (sau đây viết tắt là TMĐT); động viên đầy đủ nguồn lực phát sinh từ lĩnh vực này cho ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo công bằng cho người nộp thuế; kịp thời chấn chỉnh, xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong công tác phối hợp và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về TMĐT; trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển hàng hóa thực hiện tốt việc phối hợp trong công tác quản lý thuế về TMĐT và cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT cho cơ quan Thuế để quản lý thuế.

- Nâng cao ý thức tuân thủ, trách nhiệm chấp hành pháp luật thuế của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh TMĐT trong thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định.

2. Yêu cầu

- Xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

- Cụ thể hoá nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước có liên quan; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển hàng hoá trong công tác phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát các giao dịch, khai thác, thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Cục Thuế tỉnh

- Chủ trì, phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về thuế.

- Khai thác dữ liệu của tổ chức, cá nhân phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh TMĐT trên Kho cơ sở dữ liệu tập trung ngành Thuế, các website TMĐT bán hàng trên Hệ thống quản lý hoạt động TMĐT của Bộ Công Thương (online.gov.vn); Sở Công Thương, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để phục vụ công tác quản lý thuế. Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT để phục vụ công tác quản lý thuế cho toàn ngành.

- Đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển hàng hoá thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác quản lý thuế về TMĐT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT (nhất là các đơn vị giao nhận hàng hóa được ủy quyền thu tiền khi giao hàng - hình thức COD).

- Phân công công chức rà soát các tổ chức, cá nhân tại địa bàn quản lý có thu nhập thông qua hình thức bán hàng livestream trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok...) đưa vào quản lý thuế theo quy định.

- Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy quét, rà soát trên các sàn TMĐT, nền tảng mạng xã hội để xác định danh tính người nộp thuế.

- Cung cấp thông tin những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh TMĐT cho cơ quan Công an.

- Định kỳ hàng năm (chậm nhất là ngày 05/01 năm sau), tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, giải pháp khắc phục để đề xuất, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung theo đúng thẩm quyền và quy định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với cơ quan Thuế và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, liên tục chính sách pháp luật thuế, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT để các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT nắm rõ và tự giác thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định.

- Cung cấp thông tin liên quan đến các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu của quý tiếp theo) và các trường hợp đột xuất, phối hợp cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan Thuế theo yêu cầu.

3. Sở Công Thương

- Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh TMĐT có đăng ký với Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh cho cơ quan Thuế để quản lý. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu của quý tiếp theo) và các trường hợp đột xuất, phối hợp cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan Thuế theo yêu cầu.

- Phối hợp với cơ quan Thuế và các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

4. Công an tỉnh

[...]