Kế hoạch 760/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 760/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2021
Ngày có hiệu lực 15/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Vương Quốc Tuấn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 760/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 15 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ các Thông tư và văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng,chống dịch động vật trên cạn; số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;số 4117/BNN-TY ngày 01/7/2021 về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;       

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1699/TTr-SNN ngày 08/11/2021.

UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

Chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và đàn thủy sản của tỉnh nhằm nâng cao tính bền vững trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

II. Yêu cầu

- Việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật cần được sự chỉ đạo thống nhất và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời huy động được cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện.

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật phải tuân theo các quy định của Pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y và UBND tỉnh.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật phải kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không gây lãng phí nguồn lực.

B. NỘI DUNG

I. Khi chưa xuất hiện dịch bệnh

1. Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản; hướng dẫn kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh động vật cho người dân trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh, hệ thống thông tin cơ sở, Bản tin Nông nghiệp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi, băng rôn…

- Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên thế giới, trong nước và trong tỉnh để mọi người dân được biết và chủ động phòng, chống.

- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y từ tỉnh đến cơ sở và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch... Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.

2. Về giám sát dịch bệnh

- Tổ chức giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và trên đàn thủy sản đến tận cơ sở, hộ chăn nuôi và hộ nuôi trồng thủy sản.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống khai báo dịch từ thôn đến xã, huyện, tỉnh.

- Giám sát sau tiêm phòng, giám sát sự lưu hành vi khuẩn, vi rút gây bệnh tại các hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, chợ buôn bán thủy sản hoặc từ những động vật ốm, chết không rõ nguyên nhân bằng hình thức lấy mẫu xét nghiệm định kỳ và đột xuất.

- Thường xuyên theo dõi, thống kê đàn vật nuôi và đàn thủy sản để có biện pháp quản lý, giám sát đối với từng vùng, từng khu vực.

[...]