Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2021 triển khai thi hành Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do tỉnh Nam Định ban hành
Số hiệu | 76/KH-UBND |
Ngày ban hành | 13/07/2021 |
Ngày có hiệu lực | 13/07/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nam Định |
Người ký | Trần Anh Dũng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND |
Nam Định, ngày 13 tháng 7 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỐI XỬ HOẶC TRỪNG PHẠT TÀN BẠO, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC HẠ NHỤC CON NGƯỜI
Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn), UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định rõ nội dung, lộ trình nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi vi phạm pháp luật khác được quy định trong Công ước chống tra tấn; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện Công ước chống tra tấn phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hằng năm và theo nhiệm kỳ; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngành, các cấp.
- Các Sở, ban, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong kế hoạch phải cụ thể hóa và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.
- Bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành; kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật về phòng, chống tra tấn và Công ước chống tra tấn phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn với việc thi hành có hiệu quả pháp luật tố tụng hình sự.
II. NỘI DUNG
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 27/02/2018 của UBND tỉnh thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
+ Phân công thực hiện: Sở Tư pháp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
+ Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong nội bộ ngành Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
+ Phân công thực hiện: Công an tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện trong Công an nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện trong Quân đội nhân dân.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tham gia ý kiến hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tra tấn
- Nghiên cứu, rà soát đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thêm quy định về các tội danh liên quan đến các hành vi tra tấn trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phù hợp với nội dung định nghĩa tra tấn của Công ước.
+ Phân công thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh; đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện.
+ Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các quy định có liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để đảm bảo tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam.
+ Phân công thực hiện: Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh.
+ Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Tiếp tục nghiên cứu, tham gia ý kiến xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi).
+ Phân công thực hiện: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh; đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Sở, ngành có liên quan phối hợp.