Kế hoạch 30/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022
Số hiệu | 30/KH-UBND |
Ngày ban hành | 10/01/2022 |
Ngày có hiệu lực | 10/01/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Hồ An Phong |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN VỀ NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (Đề án), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án nhằm nâng cao năng lực thực hiện phổ biến nội dung cơ bản Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn) và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn cho đội ngũ những người thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Tiếp tục phổ biến sâu rộng nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tới cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thông qua các hình thức, biện pháp hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong thực hiện phòng, chống tra tấn.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.
- Kết hợp các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác đang được triển khai để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, quán triệt nội dung Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, trong đó chú trọng lồng ghép vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, thông qua Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương, qua mạng xã hội...
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
2. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hòa giải viên ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
3. Biên soạn, phát hành tài liệu và đăng tải tài liệu tuyên truyền, phổ biến Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự.