Kế hoạch 744/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 268-KH/TU thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 744/KH-UBND
Ngày ban hành 12/11/2024
Ngày có hiệu lực 12/11/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Hoàng Thu Trang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 744/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 12 tháng 11 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 268-KH/TU NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2024 CỦA TỈNH ỦY BẮC KẠN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Thực hiện Kế hoạch số 268-KH/TU ngày 10 tháng 9 năm 2024 của Tỉnh ủy Bắc Kạn triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 268-KH/TU),Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 268-KH/TU như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 37-CT/TW), các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kế hoạch số 268-KH/TU phải được tiến hành nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chỉ thị số 37-CT/TW, Kế hoạch số 268-KH/TU và Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu đến năm 2030

- Đào tạo nghề cho 3.000 người lao động nông thôn/năm.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 70% người tham gia công tác quản lý, giảng dạy cho lao động nông thôn.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 50% cán bộ quản lý, xã viên đang làm trong các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông lâm nghiệp.

- Đào tạo các nghề mới gắn với phát triển kinh tế số, các nghề gắn với làng nghề, ngành nghề nông thôn mà địa phương có lợi thế, ngành nghề gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông lâm nghiệp.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Tăng cường phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trọng tâm là Chỉ thị số 37-CT/TW; nêu cao vai trò của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Chú trọng tuyên truyền, tư vấn cho người lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất, lao động tại các làng nghề, các điểm du lịch cộng đồng, các hợp tác xã nông nghiệp… để có nhận thức đúng về học nghề và chủ động lựa chọn các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu, với điều kiện phát triển của địa phương.

2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn

- Đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các địa phương, đảm bảo liên kết giữa đô thị và nông thôn. Thực hiện quy hoạch phát triển ngành, vùng nông lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phát triển các làng nghề, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại.

- Lồng ghép chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chương trình đào tạo nghề cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới; chương trình khuyến nông, khuyến công và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đào tạo các nghề nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền phù hợp với định hướng phát triển các nhóm ngành, nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ