Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 734/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 25-CTr/TU về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trước xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 734/KH-UBND
Ngày ban hành 27/06/2021
Ngày có hiệu lực 27/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 734/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 27 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 25-CTR/TU NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP TRƯỚC XU THẾ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Thực hiện Chương trình số 25-CTr/TU ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trước xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng tiên tiến, hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao và thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp trước xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Yêu cầu

Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 25-CTr/TU đề ra.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. Về quy hoạch

- Tích hợp quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khảo sát, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng trên toàn tỉnh.

- Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

2. Về khoa học - công nghệ

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các ngành hàng nông sản chủ lực, tiềm năng, đặc sản của tỉnh.

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển Chiến lược sở hữu trí tuệ.

- Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ của công nghiệp 4.0 cho các loại cây trồng có lợi thế của tỉnh.

- Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao và phát triển công nghệ thông minh 4.0 để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu, mắc ca, bơ, sầu riêng, chanh dây,...

- Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản các loại nông sản sau thu hoạch đảm bảo ổn định chất lượng hàng hóa, ổn định khả năng cung cầu trên thị trường để đảm bảo giá đầu ra cho các mặt hàng nông sản trên địa bàn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần ngoài công lập tham gia nghiên cứu và phát triển những lĩnh vực cần ưu tiên như: nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có đặc tính vượt trội về năng suất, chất lượng đặc trưng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0, nông nghiệp hữu cơ.

- Liên kết với các viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào phục vụ nông nghiệp.

3. Về chủ động hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ ưu tiên

- Liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm và các chuyên gia trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, chọn ra những giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao ứng dụng sản xuất, từng bước tiến tới làm chủ về công nghệ sản xuất giống.

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

- Ứng dụng các quy trình công nghệ kết hợp cơ giới hóa, tự động hóa phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn sinh học quy mô công nghiệp, trang trại.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về kinh phí, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới, liên kết tiêu thụ nông sản... nhằm tạo thêm nguồn lực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ giống cây trồng, vật nuôi (sản xuất, quản lý, kiểm định, kiểm nghiệm giống); công nghệ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia chương trình đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

[...]