Kế hoạch 7173/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 7173/KH-UBND
Ngày ban hành 22/09/2022
Ngày có hiệu lực 22/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7173/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

Triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2022-2025, cụ th như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (sau đây viết tắt là KH, CN & ĐMST) thực sự là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là động lực tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đảm bảo việc tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách về KH, CN & ĐMST; 100% các văn bản quy phạm pháp luật được đăng tải, cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông.

b) Quản lý, triển khai thực hiện 15-20 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia, các nhiệm vụ thuộc “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025”; 50-70 nhiệm vụ cấp tỉnh; 100-120 nhiệm vụ cấp huyện, cấp cơ sở; 60% các nhiệm vụ KH&CN sau khi nghiệm thu được triển khai nhân rộng, ứng dụng vào thực tiễn.

c) Thành lập 10 doanh nghiệp KH&CN; hỗ trợ khoảng 12 ý tưởng, dự án hoàn thiện sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh để thành lập doanh nghiệp; hỗ trợ cải tạo, nâng cấp ít nhất 02 cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung cung cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; có ít nhất 10 ý tưởng, dự án khởi nghiệp, 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ, cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ hỗ trợ khởi nghiệp.

d) Tạo lập, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với ít nhất 02 sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh; đăng ký bảo hộ ra nước ngoài từ 02 nhãn hiệu chứng nhận có tiềm năng xuất khẩu; ít nhất 60% sản phẩm tham gia Chương trình mi xã một sản phẩm (OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hỗ trợ từ 50-80 tổ chức, cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu); hỗ trợ 01 hoặc 02 đơn bảo hộ ging cây trồng.

đ) Hỗ trợ 120 - 140 doanh nghiệp tham gia Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng; 100 -120 doanh nghiệp tham gia Chương trình hỗ trợ đổi mới hoạt động đo lường; 08-10 doanh nghiệp tham gia và dạt Giải thưởng chất lượng quốc gia; 100% phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo nhóm 2 được kiểm định.

e) Tăng cường tiềm lực, nâng cao mức độ tự chủ của tổ chức KH&CN công lập; chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ (Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm ng dụng KH&CN).

II. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KH, CN & ĐMST

1. Định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH, CN & ĐMST

a) KH, CN & ĐMST tập trung phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương: tăng cường nghiên cứu, ứng dụng KH, CN & ĐMST, đẩy mạnh chuyển đi số trong mọi lĩnh vực, chú trọng đến các đối tượng là doanh nghiệp; tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, sản phẩm chủ lực của địa phương nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của tỉnh đáp ng mục tiêu phát triển kinh tế bền vng, bảo vệ môi trường, ng phó với các thách thức từ dịch bệnh và biến đi khí hậu.

b) Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về KH, CN & ĐMST: đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về KH&CN phù hợp với tình hình phát triển của địa phương; nâng cao năng lực quản trị nhà nước; hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về KH, CN & ĐMST đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

c) Phát triển tiềm lực KH, CN & ĐMST: phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN; tăng cường tiềm lực, nâng cao mức độ tự chủ của 02 tổ chức KH&CN công lập; phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh; thu hút đầu tư nguồn nhân lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển.

d) Thúc đẩy hoạt động KH, CN & ĐMST trong doanh nghiệp và phát triển thị trường KH&CN: thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN và các tổ chức trung gian; phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp và tăng cường bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao năng lực hấp thụ và đổi mới công ngh, đổi mới quy trình sản xuất và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học

a) Khoa học xã hội và nhân văn

- Nghiên cứu bảo tồn và khai thác các giá trị di sản, văn hóa; phục dựng một số lỗ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; phát triển các sản phẩm, mô hình du lịch mới, đặc thù phù hợp với điều kiện và thế mạnh phát triển du lịch của từng địa phương trong tỉnh như: du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp, du lịch thông minh gắn với kinh tế số.

- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước, tập trung các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

b) Khoa học tự nhiên

- Lĩnh vực nông nghiệp:

+ Chọn tạo giống rau, hoa, cây ăn quả, vật nuôi (trứng giống tằm) có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc tại tỉnh Lâm Đồng; xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ: áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGap, UTZ, Rainforest, Organic.

+ Bảo tồn, di thực và thương mại hóa các nguồn gen đặc hữu và các nhóm cây cảnh quan bản địa.

+ Xây dựng, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

[...]