Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên

Số hiệu 209/KH-UBND
Ngày ban hành 06/12/2021
Ngày có hiệu lực 06/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/KH-UBND

Phú Yên, ngày 06 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TU NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích, yêu cầu

a) Tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Xác định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, trách nhiệm cụ thể của cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ; tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (viết tắt KHCN và ĐMST) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đạt hơn 35% và tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao chiếm 10% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2025.

- Phấn đấu 90% các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Đến năm 2025, hình thành không gian ĐMST và chuyển đổi số.

- Hỗ trợ phát triển 10 dự án khởi nghiệp ĐMST, 05 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; 05 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 01 doanh nghiệp về ứng dụng trí tuệ nhân tạo; 05 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho ít nhất 20 sản phẩm hàng hóa của tỉnh. Số văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đạt 318 văn bằng.

- Thẩm định về công nghệ đối với 100% dự án đầu tư mới vào tỉnh.

- Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 05 -07 người/một vạn dân; hình thành 05 nhóm chuyên gia nghiên cứu khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực: nông nghiệp; công nghệ sinh học và môi trường; công nghệ thông tin; y dược; kỹ thuật cơ khí - chế tạo máy và điều khiển, tự động hóa.

- Xây dựng chương trình chuyển đổi số và khung kiến trúc chính quyền điện tử 2.0, phát triển hạ tầng mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

- Phấn đấu bố trí ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đạt 2% tổng chi hàng năm.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển, ứng dụng KHCN và ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội; về cơ hội và thách thức trước các xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số.

- Đưa phát triển, ứng dụng KHCN và ĐMST là một nội dung trong kế hoạch phát triển của từng ngành, địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển, ứng dụng KHCN và ĐMST gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp, từng ngành.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách phát triển KHCN và ĐMST, trong đó tập trung hướng đến đội ngũ trí thức, học sinh, sinh viên, khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp của thế hệ trẻ, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Kịp thời phát hiện, thông tin về những mô hình, điển hình, cách làm mới mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động KHCN và ĐMST.

2. Đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách phát triển, ứng dụng KHCN và ĐMST cả về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động

- Phát triển mạnh mẽ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh; Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh.

- Nâng cao vai trò Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, ứng dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tham gia vào hoạt động khởi nghiệp ĐMST, ứng dụng khoa học và công nghệ trong thực tiễn xã hội.

- Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, đổi mới và phát triển công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001, ISO 14000, 6 Sigma, Kaizen… các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, hệ thống HACCP, GMP-WHO, Global GAP, VietGAP… trong sản xuất thực phẩm.

- Thực hiện giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước; hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm địa phương.

- Xây dựng cơ chế phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh với cơ quan Trung ương trong việc tham mưu, đề xuất, thực hiện, nhân rộng kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN và ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ