Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 1235/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 71/KH-UBND
Ngày ban hành 17/12/2015
Ngày có hiệu lực 17/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Giáo dục,Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/KH-UBND

Cà Mau, ngày 17 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1235/QĐ-TTG NGÀY 03/8/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Căn cứ Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.

Căn cứ Công văn số 4311/LĐTBXH-BVCSTE ngày 26/10/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 1235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu liên quan đến trẻ em ngày càng đầy đủ các quyền cơ bản của trẻ em. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp; nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội về quyền tham gia của trẻ em. Tạo điều kiện để các em tham gia vào những vấn đề liên quan đến trẻ em; tạo cơ hội để các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.

2. Mc tiêu cthể

- 100% về chính sách, pháp luật chương trình, kế hoạch có liên quan đến trẻ em đều tổ chức lấy ý kiến của trẻ em.

- 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em ở nhà trường, cộng đồng, xã hội đều tham vấn ý kiến của trẻ em.

- 9/9 huyện, thành phố Cà Mau đều triển khai ít nhất là 03 mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- 90% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; tại địa bàn thí điểm triển khai mô hình phải có chuyên môn, hiểu biết kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 100% cán bộ đoàn, đội, giáo viên phụ trách tại địa bàn thí điểm mô hình triển khai phải hiểu biết về kỹ năng các quyền cơ bản tham gia của trẻ em.

- 90% cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên tại địa bàn triển khai mô hình thí điểm được tập huấn; 70% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em xã, phường, thị trấn và mạng lưới cộng tác viên ấp, khóm để tập huấn nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tại địa bàn triển khai thí điểm phải hiểu biết kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 75% sinh viên năm cuối của các trường sư phạm, cao đẳng, sinh viên năm cuối chuyên ngành công tác xã hội được tiếp cận chuyên đề về quyền tham gia của trẻ em.

- 100% xã, phường, thị trấn thành lập câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên; các cơ quan quản lý, các tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

2. Thời gian và phạm vi thực hiện:

- Thời gian: giai đoạn 2016 - 2020.

- Phạm vi thực hiện chương trình: Các huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau. Hàng năm mỗi huyện, thành phố Cà Mau chọn 02 xã, phường, thị trấn thực hiện mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phối hợp thực hiện các dự án do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì triển khai (03 Dự án theo Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Chủ động thực hiện các nội dung do địa phương tổ chức:

- Tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các nội dung của Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội về quyền tham gia của trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Cà Mau, Đài Truyền thanh huyện, thành phố, trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn hoặc các hình thức tuyên truyền trực quan như: pa nô, áp phích, băng rôn. Vận động các tổ chức, cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường, đoàn thể xã hội, gia đình và cộng đồng dân cư về nhận thức, nhằm tạo sự đồng thuận của người dân hưởng ứng thực hiện chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

[...]