Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2021 về tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025

Số hiệu 71/KH-UBND
Ngày ban hành 07/05/2021
Ngày có hiệu lực 07/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 07 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số" đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường vận động, hợp tác, thu hút nguồn lực quốc tế để hỗ trợ đầu tư các ngành, lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Thu hút tối đa các tiềm năng nguồn lực quốc tế, đặc biệt là nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, trong đó tập trung phát triển giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đẩy nhanh công tác giảm nghèo; đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc người, …

- Vận động, thu hút đầu tư quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dựa trên nhu cầu và thực tiễn, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, từng dân tộc, trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, bảo vệ môi trường. Tăng cường tính chủ động của các ngành, địa phương trong việc thu hút các nguồn lực phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Vận động hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi; công chức, viên chức thực hiện công tác dân tộc các cấp. Tập trung vào việc nâng cao kiến thức về hội nhập quốc tế và quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng thụ hưởng, phạm vi, thời gian thực hiện

Các xã, thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó, ưu tiên các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025.

2. Nguồn vốn thực hiện

2.1. Vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi từ các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài.

2.2. Vốn đối ứng: Nguồn ngân sách nhà nước; cộng đồng, tập thể, cá nhân và của các doanh nghiệp trong nước.

3. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn lực và vận động viện trợ

3.1. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số: Thu hút, vận động có hiệu quả các nguồn lực tài chính để hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất ở để ổn định cuộc sống và hộ dân tộc thiểu số nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa có nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ để làm nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), hỗ trợ bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, hỗ trợ làm nhà tiêu hợp vệ sinh.

3.2. Sắp xếp, quy hoạch, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: Hỗ trợ cộng đồng bố trí dân cư xen ghép, hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình tái định cư hoặc ổn định tại chỗ.

3.3. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung; hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản…; hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho hộ nghèo, hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp.

3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công trình giao thông nông thôn dân sinh, công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh…; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3.5. Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số tìm kiếm được việc làm phù hợp với trình độ đào tạo, khả năng, nguyện vọng.

3.6. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đầu tư xây dựng các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ các chương trình tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ trang thiết bị cho thiết chế văn hóa, thể thao, …

3.7. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Hỗ trợ xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc; chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho trạm y tế xã.

3.8. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao kiến thức mọi mặt thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào dân tộc thiểu số theo phương thức hướng dẫn, cầm tay chỉ việc; nâng cao quyền năng kinh tế nhằm thay đổi vai trò giới, tiến tới xóa bỏ định kiến giới; tập trung phòng, chống một số vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em như: Sinh đẻ thiếu an toàn, bạo lực gia đình, mua bán người, nạn tự tử, di cư lao động không an toàn, những tập tục văn hóa có hại đối với phụ nữ, trẻ em; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tự quản và phát triển cộng đồng.

3.9. Ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.10. Đầu tư phát triển cho nhóm dân tộc ít người, nhóm các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù: Hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ