Kế hoạch 7023/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025, 2026-2030", tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 7023/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2023
Ngày có hiệu lực 14/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Võ Ngọc Hiệp
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7023/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 14 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, 2026 - 2030”, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây viết tắt là Đề án); Văn bản số 1914/BCA-C05 ngày 16/6/2023 của Bộ Công an về việc triển khai thực hiện Đề án, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Đa dạng sinh học, Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án; Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, tạo sự chuyên biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật, nguồn gen... trên địa bàn tỉnh.

b) Rà soát, phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học.

c) Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển bền vững của địa phương.

d) Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm; hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Lâm Đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn các năm 2023-2025:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài động vật, thực vật hoang dã nhóm nguy cấp quý hiếm ưu tiên bảo vệ. Chú trọng đối tượng tuyên truyền là người dân sổng gần ở khu bảo tồn, vùng đất ngập nước quan trọng, tuyến di cư và điểm đến của các loài chim hoang dã trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện rà soát và đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương bảo đảm thống nhất trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nuôi trồng động vật, thực vật hoang dã; xử lý nghiêm các hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Kiểm soát tốt việc du nhập và phát triển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Nâng cao tỷ lệ xử lý đối với các hành vi vi phạm đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

- Phấn đấu trên 80% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu.

- Huy động, đa dạng hóa nguồn lực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện, điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học.

b) Giai đoạn các năm 2026-2030:

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Lâm Đồng.

- Tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu.

II. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học:

a) Tổ chức học tập, quán triệt, phố biển; huy động và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; đồng thời, có hình thức phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên; bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh...

b) Công khai thông tin kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học theo quy định pháp luật; tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các lực lượng chức năng; nghiên cứu, học tập chia sẻ kinh nghiệm; đề cao trách nhiệm xã hội trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

d) Xây dựng nguồn nhân lực phối hợp trong công tác tuyên truyền vận động bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là người có uy tín trong cộng đồng dân cư xã hội để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2025 và tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2026-2030.

2. Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học:

[...]