Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 953/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 953/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/05/2022
Ngày có hiệu lực 30/05/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 953/QĐ-UBND

Lâm Đng, ngày 30 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 198/TTr-SNN ngày 13/5/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung: Gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi và nâng cao giá trị đa dạng sinh học được bảo tn, mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thng các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên: tăng diện tích các khu bảo tn thiên nhiên đạt 30% diện tích tự nhiên; 100% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên đã thành lập được đánh giá hiệu quả quản lý; phục hồi được ít nhất 20% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.

b) 100% các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có yếu tố nhạy cảm về môi trường triển khai tại các khu bảo tồn phải được đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư.

c) Bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; không có thêm loài hoang dã đã được ghi nhận xuất hiện bị tuyệt chủng; các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi được lưu giữ và bảo tồn đạt mục tiêu thu thập; hàng năm bổ sung từ 300-500 nguồn gen được thu thập, lưu giữ, bảo tồn nhằm củng cố và mở rộng mạng lưới quỹ gen.

d) Đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng phục hồi và bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

II. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

1. Bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái tự nhiên:

- Tăng cường và nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học thông qua thể chế hóa các quy định pháp luật; chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn thúc đẩy thành lập 04 khu bảo tồn thiên nhiên mới và quản lý bền vững các hành lang đa dạng sinh học kết nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Rà soát các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp với định hướng bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn phòng hộ; bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên; sử dụng có hiệu quả rừng trng; hạn chế đến mức thp nhất việc chuyển đổi mục đích rừng tự nhiên.

- Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi tự nhiên các hệ sinh thái bị suy thoái trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học. Lồng ghép thực hiện Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025, gắn với mục tiêu phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng.

- Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với việc bảo tồn đa dạng sinh học; giữ gìn tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi kinh tế của người dân bản địa, người dân trong vùng đệm.

2. Bảo vệ các loài động vật hoang dã:

- Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm việc khai thác, săn bắt, vận chuyển, kinh doanh, nuôi nhốt, buôn bán, giết mổ, gây trồng trái phép các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Thực hiện bảo vệ các loài hoang dã di cư thông qua việc bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên qua hành lang đa dạng sinh học và điểm dừng chân của các loài di cư.

[...]