Kế hoạch 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP năm 2015 phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng phòng, chống mua bán người giai đoạn 2015-2020 do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Cục Cảnh sát hình sự - Cục Phòng chống tội phạm ma túy - Ban Chính sách-Luật pháp ban hành

Số hiệu 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP
Ngày ban hành 02/12/2015
Ngày có hiệu lực 02/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Chính sách-Luật pháp,Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em,Cục Cảnh sát hình sự,Cục Phòng chống tội phạm ma túy
Người ký Đặng Hoa Nam,Hồ Sỹ Tiến,Ngô Thái Dũng,Nguyễn Thanh Cầm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

CỤC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM - CỤC CẢNH SÁT HÌNH SỰ - CỤC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY - BAN CHÍNH SÁCH-LUẬT PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 697/KHLN-BVCSTE-CSHS-PCTPMT-CSLP

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH

TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƯỜNG DÂY NÓNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2015-2020

Thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người của Chính ph, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã xây dựng Đường dây nóng về phòng, chống mua bán nời - số điện thoại 18001567.

Đ tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đường dây nóng về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (với vai trò đơn vị chủ Dự án Đường dây nóng) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự - Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, Cục Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng, Ban Chính sách - Luật pháp - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng (sau đây gọi là kế hoạch phối hợp liên ngành) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường sự liên kết của các cơ quan phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng;

2. Đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động phối hợp với Đường dây nóng của các cơ quan liên ngành ở trung ương và địa phương;

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kết nối và hỗ trợ tốt nhất trong các hoạt động của Đường dây nóng đối với nạn nhân của mua bán người;

4. Quan hệ phối hợp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP PHỐI HP

1. Trao đổi thông tin

1.1. Đi với việc trao đi thông tin về nạn nhân

- Các thông tin cụ thể về nạn nhân chỉ được trao đi với cán bộ được các cơ quan phối hợp cử ra làm đầu mối phối hợp đbảo mật thông tin;

- Giữa các đầu mối phối hợp chuyn tuyến, thông tin được chia sẻ đầy đủ để có cơ sở tìm ra giải pháp đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nạn nhân;

- Sử dụng hồ sơ và trao đi mọi thông tin liên quan của các cơ quan phối hợp phản ánh về nạn nhân đthuận lợi trong việc thu thập thông tin và phỏng vấn. Hồ sơ, thông tin cơ bản của mỗi trường hợp nạn nhân được gửi kèm theo khi chuyển tuyến dịch vụ;

- Các thông tin về nạn nhân được thhiện tại các cuộc họp, báo cáo cần được mã hóa đbảo mật thông tin.

1.2. Đối với các thông tin thuộc các cơ quan phi hợp

Các cơ quan phối hợp cung cấp cho Đường dây nóng:

- Danh sách các cơ quan, đơn vị, họ tên cán bộ được giao nhiệm vụ trong hệ thống ngành mà có liên quan trực tiếp đến thực hiện các nội dung của công tác phối hợp với Đường dây nóng về địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại máy bàn làm việc và điện thoại di động; đảm bảo rằng các cơ quan, đơn vị đã được thông báo trước và đồng thuận của họ về việc cung cấp các thông tin này cho Đường dây nóng để sẵn sàng phối hợp;

- Cập nhật danh bạ điện tử về các dịch vụ, địa chỉ cung cấp, điều kiện tiêu chuẩn và thủ tục, trích yếu văn bản, tên văn bản quy định, hướng dẫn;

- Cung cấp các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành mình đcán bộ Đường dây nắm được và biết cách phối hợp và tư vấn cho khách hàng khi cần thiết;

- Việc liên lạc với cán bộ được phân công phối hợp được thực hiện dưới các hình thức như gọi điện thoại, gặp trực tiếp, liên lạc qua mạng internet (email, skype);

- Trường hợp do tình trạng khn cấp của khách hàng, cán bộ Đường dây nóng liên hệ với thành viên Tcông tác phối hợp liên ngành đđược xử lý kịp thi, hiệu quả, kể cả thời gian ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ cuối tuần hay các ngày nghỉ đã được nhà nước quy định;

- Đối với các hình thức phối hợp như tổ chức cuộc họp liên ngành về chia sẻ thông tin, mở lớp tập huấn liên ngành, các cuộc thảo luận liên ngành đgiải đáp và xử lý đối với các trường hợp khách hàng có nội dung tư vấn phức tạp thì do Đường dây nóng chủ trì thực hiện. Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đầy đủ, đúng thành phần và chuẩn bị chu đáo nội dung trao đổi;

- Đối với các trường hợp việc cung cấp danh sách họ tên cán bộ, điện thoại liên hệ thuộc bí mật ngành thì Đường dây nóng sẽ trực tiếp trao đi nội dung thông tin cần thiết với thành viên của Tcông tác phối hợp liên ngành đchuyển tuyến giải quyết.

1.3. Cung cấp thông tin về tội phạm mua bán người

Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an đã có đường dây nóng số: 069.44103 (24h/24h), 06944037 (giờ hành chính), email: chongbuonnguoi@gmail.com. Tại phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có số điện thoại trực ban hình sự (24h/24h) để tiếp nhận và xử lý các thông tin về tội phạm hình sự trong đó có mua bán người. Vì vậy các thông tin về tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân... cần chuyển ngay đến các địa chỉ và số điện thoại trên để xử lý.

2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục

[...]