Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 69/KH-UBND
Ngày ban hành 18/03/2021
Ngày có hiệu lực 18/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021- 2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” (gọi chung là Đề án 498);

Căn cứ Hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc tại Công văn số 1721/UBDT- DTTS ngày 09/12/2020 về việc thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II);

y ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025 thành phố Hà Nội cơ bản không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiu số và miền núi, từng bước nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyn đi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiu số góp phần giảm thiếu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thành phố.

- 100 % cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2025.

- Giảm bình quân 3%/năm số cặp tảo hôn và không có số cặp kết hôn cận huyết thống trên các địa bàn vùng dân tộc thiu số và miền núi. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, cơ bản không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đối tượng: Trọng tâm đồng bào các dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản, cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; học sinh các trường phổ thông, trưng dân tộc nội trú, các cơ sở đào tạo nghề có đông học sinh dân tộc thiu số tham gia học tập.

2. Phạm vi: Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thành phố Hà Nội thuộc các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021-2025.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, chuyn đi hành vi về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các chuyên mục, tin, bài trên báo, tạp chí, đài phát thanh - truyền hình, trang thông tin điện tử và trên hệ thống thông tin cơ sở Thành phố; thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức chiếu phim, video, hội nghị tuyên truyền, phbiến pháp luật, nói chuyện chuyên đề, hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại thôn.

- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc hp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm.

- Phát huy vai trò của của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, chức sắc, chức việc, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số. Tham gia tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh Dân số và các văn bản liên quan đến công tác triển khai thực hiện Đề án.

2. Tổ chức biên soạn tài liệu liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, Luật trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh Dân số... để tuyên truyền Đề án một cách hiệu quả.

- Biên soạn tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu,.... nội dung đơn giản, dễ hiểu, trọng tâm.

- Biên soạn sổ tay tuyên truyền, biên soạn tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình, sức khỏe bà mẹ, trẻ em....

- Biên soạn stay, băng đĩa CD, VCD hướng dẫn, tìm hiu, hỏi-đáp, phbiến pháp luật dành cho tuyên truyền viên cơ sở,...

3. Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyn thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyn thông, vận động, tư vấn và các sản phẩm truyền thông, tài liệu pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.

[...]