Kế hoạch 6891/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2022

Số hiệu 6891/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2021
Ngày có hiệu lực 28/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Mai Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6891/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 402/KH-UBND ngày 21/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CHHC nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tổ chức bộ máy, cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công; cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm rút ngắn về thời gian, giảm về chi phí, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từng bước nâng cao Chỉ số CHHC (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh.

2. Yêu cầu

CCHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Người đứng đầu sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã phải xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị. Các nội dung CCHC phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm; gắn với tình hình thực tiễn của mình, mỗi cơ quan, đơn vị cần xác định cụ thể từng nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng đề ra.

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về CCHC, đổi mới trong tư duy và hành động, đẩy mạnh triển khai các mô hình, giải pháp mới, sáng tạo; đồng thời tiếp thu, học tập, vận dụng phù hợp giải pháp, cách làm hay, có hiệu quả của các cơ quan, địa phương khác.

II. NỘI DUNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Trên cơ sở Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch CHHC nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2022 tiếp tục tập trung vào 6 nội dung là: Cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Trong đó, trọng tâm vào các nội dung sau:

- Cải cách thể chế: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của nền hành chính và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật quy định về: tổ chức, bộ máy; quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh.

- Cải cách TTHC: Rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT) trong chỉ đạo điều hành giải quyết TTHC.

- Cải cách tổ chức bộ máy, công vụ: Tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối trung gian, tăng cường đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm.

- Cải cách tài chính công: Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công, sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Xây dựng dựng cơ chế, chính sách trong đó tập trung xây dựng các quy chế quản lý, vận hành, duy trì các hạ tầng số, nền tảng số, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của tỉnh đảm bảo đồng bộ, an toàn thông tin và khả năng chia sẻ dữ liệu.

1. Cải cách thể chế

a) Mục tiêu

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; trong đó tập trung các quy định về: tổ chức, bộ máy; quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, thu hút đầu tư; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng chính quyền điện tử; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, cũng như đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

- Gắn việc xây dựng, hoàn thiện văn bản QPPL với việc tăng cường hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm minh; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

b) Nhiệm vụ

- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Xác định công tác xây dựng, ban hành và tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra; kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản do HĐND, UBND ban hành để phát hiện, đề xuất, kiến nghị xử lý và kịp thời xử lý đối với các văn bản không còn phù hợp pháp luật; đồng thời, đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc ban hành văn bản trái pháp luật (nếu có). Chủ động rà soát văn bản QPPL của HĐND, UBND ban hành ngay sau khi có văn bản QPPL là căn cứ pháp lý hoặc tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương có thay đổi dẫn đến nội dung văn bản đã ban hành không còn phù hợp để kịp thời tham mưu xử lý văn bản sau rà soát đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực quản lý. Tăng cường hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh và việc thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả sau theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường ứng dụng CNTT và số hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Cải cách TTHC

a) Mục tiêu

[...]