Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 68/KH-UBND
Ngày ban hành 11/03/2020
Ngày có hiệu lực 11/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Phạm Văn Thủy
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/KH-UBND

Sơn La, ngày 11 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 03/9/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; Kế hoạch số 185-KH/TU ngày 03/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng quan hệ lao động; phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức công đoàn và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp, chính đáng của các thành viên trong quan hệ lao động.

Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, đúng quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư và nhiệm vụ đề ra theo Kế hoạch số 185-KH/TU ngày 03/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Yêu cầu

Phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác đôn đốc, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp trong tình hình mới.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn thể doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cụ thể hóa thành nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới tại đơn vị.

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ

Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường chỉ đạo để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện. Chú trọng phát huy các phương tiện truyền thông để định hướng, vận động người lao động, người sử dụng lao động trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa; kịp thời ngăn chặn, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ lao động và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động trong việc thực hiện tốt các chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động

2.1. Tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động như: cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc và chế độ phúc lợi, mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống của người lao động...

Đxuất, tham gia hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại tại doanh nghiệp. Thực hiện tốt Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc về thực hiện thương lượng, ký kết, thực thi thỏa ước lao động, nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác thông tin, kết nối cung - cầu và phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.

Tham gia hoàn thiện các cơ chế về quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm các tranh chấp lao động được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về quan hệ lao động; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về lao động. Đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp, xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công

Thực hiện tốt hoạt động của các cấp công đoàn trong vai trò là đại diện của tập thể người lao động trong việc đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động phải quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Qua đó trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật lao động của người lao động được nâng cao; tranh chấp lao động giảm, không để xảy ra tình trạng đình công trong doanh nghiệp.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện có hiệu quả và thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh bằng nhiều hình thức phù hp, trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động; có kế hoạch bố trí kinh phí một cách phù hợp để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 2458/QB-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đ án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2021. Xây dựng và triển khai thực hiện Đán đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền Bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Triển khai thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó tập trung vào các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ ốm đau, thai sản; an toàn vệ sinh lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động trong doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Củng cố lực lượng thanh tra lao động phù hợp với số lượng doanh nghiệp thực tế tại địa phương; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để xảy ra tranh chấp hoặc kéo dài dẫn tới đình công.

3. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động; giải quyết đình công theo đúng trình tự quy định của pháp luật; tăng cường vai trò của các hòa giải viên lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng.

[...]