Kế hoạch 587/KH-UBND năm 2020 về tiếp tục triển khai Chỉ thị 37-CT/TW đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 587/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2020
Ngày có hiệu lực 02/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 587/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 02 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 06/06/2014 CỦA BAN BÍ THƯ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CÓ TAY NGHỀ CAO GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Căn cứ Chthị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề chất lượng cao.

Thực hiện Kế hoạch số 210-KH/TU ngày 24/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục triển khai Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06 tháng 06 năm 2014 của Ban Bí thư đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Nhằm tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai Chỉ thị số 37-CT/TW giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Tiếp tục triển khai toàn diện, có hiệu quả những nhiệm vụ được Ban Bí thư giao tại Chthị số 37-CT/TW và Kế hoạch số 210-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.

- Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, nhằm chung tay phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, trong nước, ngoài nước góp phn nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ tư và hội nhập quc tế.

2. Yêu cầu:

- Xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể, yêu cầu về nội dung, chất lượng và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong việc triển khai Chỉ thị số 37-CT/TW được thống nhất và đồng bộ.

- Luôn đảm bảo sự phối hp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai tổ chức thực hiện để đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.

- Các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở cần quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch số 210-KH/TU; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của ngành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thống nhất với các chỉ tiêu của “Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh”; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến.

- Chú trọng làm tốt công tác phân tích, dự báo phát triển nguồn nhân lực để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện và quản lý tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cao trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng lao động; tỷ lệ lao động được giáo dục nghề nghiệp ngày phát triển, quy mô tuyển sinh đào tạo tương xứng với năng lực hệ thống giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thị trường lao động.

- Gắn phát triển nghề nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Xây dựng nhanh nguồn nhân lực nghề nghiệp có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó tập trung nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm có vai trò quyết định, đột phá, bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mc tiêu cthể:

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.

- Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Xây dựng và hình thành được hệ thống giáo dục nghề nghiệp gồm các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiên tiến hiện đại, đa dạng cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, đảm nhiệm đào tạo ngun nhân lực mũi nhọn, liên thông giữa các cp và các ngành đào tạo trong và ngoài khu vực, kcả ngoài nước, được phân bố đồng đều giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức cho công nhân, người lao động, trước hết tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có nhiều lao động giúp nâng cao khả năng tương thích với yêu cầu mới trong sản xuất kinh doanh; tăng hiệu suất lao động, chất lượng sản phẩm.

III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI:

1. Công tác học tập, quán triệt Chỉ thị:

[...]