Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Kế hoạch 6770/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 6770/KH-UBND
Ngày ban hành 09/09/2022
Ngày có hiệu lực 09/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6770/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 09 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 689/QĐ-TTG NGÀY 08/6/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 689/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan.

2. Xác định rõ các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp mà các tổ chức tín dụng có trách nhiệm triển khai thực hiện; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh trong việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại hoạt động và xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

3. Các tổ chức tín dụng tập trung công tác xử lý nợ xấu; tận dụng tối đa các nguồn lực tự xử lý của tổ chức tín dụng, kết hợp xử lý nợ xấu với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng; tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, quản trị của các tổ chức tín dụng đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật. Các Quỹ tín dụng nhân dân tổ chức triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; giữ vững sự ổn định, an toàn, không để hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến đổ vỡ, mất khả năng chi trả; áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp đối với các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan:

1. Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

a) Đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; tích cực đôn đốc thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; đồng thời áp dụng toàn diện các biện pháp, chính sách quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội khóa XIV về thí đim xử lý nợ xu của các tổ chức tín dụng (hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung/thay thế) và quy định pháp luật có liên quan trong quá trình xử lý thu hồi nợ xấu nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu xử lý nợ xấu;

b) Tiếp tục chủ động phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án các cấp trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng có thể xử lý nhanh tài sản bảo đảm, thu hồi tối đa giá trị các khoản nợ, hạn chế thiệt hại cho các tổ chức tín dụng;

c) Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ; bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm; khởi kiện khách hàng vay; sử dụng dự phòng rủi ro; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Yêu cầu khách hàng vay tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, chủ động, tích cực phối hợp với xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; thực hiện miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng

a) Nâng cao chất lượng tín dụng:

- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn trong hoạt động tín dụng; nghiêm cấm che dấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh;

- Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nhất là năng lực về phân tích dự án;

- Hạn chế/không cấp tín dụng cho mục đích góp vốn mua cổ phần, góp vốn hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực rủi ro cao; hạn chế/không mua trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán có hoạt động trong các lĩnh vực rủi ro cao; đảm bảo khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tuân thủ các quy định của pháp luật;

- Rà soát, đánh giá lại các khoản nợ hiện đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn và năng lực quản trị rủi ro;

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng:

- Quy định cụ thể về trách nhiệm trước pháp luật của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với việc phê duyệt các hợp đồng tín dụng, thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời có quy định nâng cao về tiêu chuẩn năng lực quản trị rủi ro, đạo đức kinh doanh của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, các chức danh chủ chốt của tổ chức tín dụng; tập trung xử lý khắc phục các tồn tại nêu tại các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

- Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật. Tích cực đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ nhân viên đối với các sản phẩm dịch vụ cung ứng.

c) Hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh:

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú ý giải pháp về an ninh, bảo mật hiện đại để giảm chi phí giao dịch, phòng ngừa rủi ro, nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng;

- Triển khai hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dịch vụ; các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng số, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, thuận lợi;

- Phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các Chi nhánh Ngân hàng thương mại lên khoảng 16-17% vào cuối năm 2025. Tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon.

3. Thực hiện cơ cấu lại hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn

[...]