Kế hoạch 6600/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 6600/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2022
Ngày có hiệu lực 15/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Võ Văn Minh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6600/KH-UBND

Bình Dương, ngày 15 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34/CT-TTG NGÀY 21/12/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐƯA NỘI DUNG QUYỀN CON NGƯỜI VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 1039/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 162/TTr-SLĐTBXH ngày 25/11/2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội; Góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

2. Yêu cầu:

- Quán triệt và tổ chức triển khai hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (gọi tắt là Chỉ thị 34/CT-TTg); Quyết định số 1039/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (gọi tắt là Quyết định 1039/QĐ-TTg).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục quyền con người

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục quyền con người, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người đối với đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người cho cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về các nguyên tắc, chuẩn mực của con người, tôn trọng, thực hiện quyền con người, đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg và Quyết định số 1039/QĐ-TTg trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Quán triệt nội dung các văn bản, xây dựng ấn phẩm, tài liệu về quyền con người để phổ biến đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, tọa đàm về quyền con người trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức phổ biến nội dung về quyền con người trong giáo dục nghề nghiệp.

- Các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông phối hợp tuyên truyền chủ trương đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện Đề án của xã hội.

2. Xây dựng chương trình, tài liệu về quyền con người

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao cho các nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về về kỹ năng biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy nội dung quyền con người ở các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp theo nhóm ngành, nghề đào tạo.

- Xây dựng ngân hàng tài liệu giáo dục quyền con người tại thư viện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông; đảm bảo phục vụ kịp thời việc nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh.

3. Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hạt nhân cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp giảng dạy nội dung quyền con người trong chương trình/môn học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đại trà cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp giảng dạy nội dung quyền con người trong chương trình/môn học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người trong chương trình đào tạo các cấp trên cơ sở chương trình, tài liệu đã được xây dựng và ban hành.

5. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

(Chi tiết Phụ lục kèm theo)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

[...]