Kế hoạch 6431/KH-UBND năm 2013 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tỉnh Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn 2030

Số hiệu 6431/KH-UBND
Ngày ban hành 12/08/2013
Ngày có hiệu lực 12/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thành Trí
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6431/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 12 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 2522/CT-BVHTTDL ngày 26/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về gia đình. Công tác gia đình phải được đưa vào kế hoạch, chương trình công tác của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Các chỉ tiêu xây dựng, phát triển gia đình phải gắn với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các địa phương.

2. Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình trong thực hiện Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến công tác gia đình là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng gia đình tỉnh Đồng Nai ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững để gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và tế bào lành mạnh của xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Hỗ trợ các gia đình thực hiện tốt 04 chức năng cơ bản của gia đình gồm: Chức năng sinh sản và tái sản xuất lao động; chức năng giáo dục và xã hội hóa; chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm của các thành viên gia đình; chức năng kinh tế với tư cách là một đơn vị kinh tế.

- Chỉ tiêu 1: Mỗi năm có từ 60 - 70% hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội. Đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 có 95% trở lên hộ gia đình được tuyên truyền, phổ biến và cam kết thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.

- Chỉ tiêu 2: Mỗi năm có 50% nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Đến năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 95% nam nữ thanh niên được trang bị kiến thức cơ bản về hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.

- Chỉ tiêu 3: Mỗi năm giảm bình quân từ 10 - 15% so với hiện tại tỷ lệ nạn bạo hành trong gia đình trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ tiêu 4: Mỗi năm giảm từ 10 - 15% tỷ lệ hộ gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội.

- Chỉ tiêu 5: Hàng năm trung bình giảm 15% (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm 10%) hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định.

b) Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.

- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 có trên 98% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Bổ sung và nâng cao tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, phấn đấu năm 2020 có 99% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà; chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt trên 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính thai nhi. Duy trì tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1,05% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1,0% vào năm 2020.

c) Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.

- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo.

- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 1,5%/năm theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh. Đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế. Giảm mỗi năm từ 20 - 25% gia đình ở nhà tạm, đến năm 2020 toàn tỉnh đạt 90% hộ gia đình có nhà ở ổn định.

- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 có 90% trở lên các hộ gia đình được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, 99% dân số đô thị được sử dụng nước sạch và 97% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, 99% số hộ có điện dùng cho sinh hoạt.

d) Mục tiêu 4: Tăng cường công tác giáo dục gia đình, cung cấp cho các gia đình những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tổ chức đời sống gia đình, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên.

[...]