Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2013 thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 30/KH-UBND
Ngày ban hành 04/02/2013
Ngày có hiệu lực 04/02/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Sèn Chỉn Ly
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Giang, ngày 04 tháng 02 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030”

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 2552/CT-BVHTTDL ngày 26/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động triển khai “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” như sau:

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIA ĐÌNH CỦA TỈNH HIỆN NAY.

1. Thực trạng về công tác gia đình:

1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò; vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình;

Ngay sau khi Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành, UBND tỉnh Hà Giang đã triển khai đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố.

Qua triển khai quán triệt Chỉ thị 49-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của tnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đã có sự chuyn biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động về tầm quan trọng của công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Việc tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân trong tỉnh đã được các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương luôn coi trọng. Bên cạnh đó việc tổ chức triển khai thực hiện Luật phòng chng bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật bình đẳng giới...được đẩy mạnh với nhiều hình thức tuyên truyền như: Tổ chức mít tinh, diễu hành, tuyên truyền cổ động trực quan bằng băng zôn, pa nô, áp phích và tuyên truyền cổ động bằng xe thông tin tại các buổi chợ phiên, tụ điểm đông dân cư... được trên 415 buổi với trên 62.000 lượt người, in 14.304 tờ khẩu hiệu các loại về nội dung tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới; phát hành trên 150 đĩa CD tới các ban văn hóa xã, phường, thị trấn để tuyên truyền cho nhân dân; in 8.000 khẩu hiệu tuyên truyền về Đạo đức lối sống phát cho các thôn bản, tiếp nhận và phân bổ: 325 bộ sách giáo dục đời sống gia đình và đĩa CD tuyên truyền PCBLGĐ, Đạo đức lối sống của Bộ VHTT&DL cấp, đến các tủ sách pháp luật ở cơ sở. Qua đó nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động nhân dân xóa bỏ các thủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.

1.2. Phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát trin; thực hiện đy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.

Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Gia đình Việt Nam được gắn với Phong trào “TDĐKXDĐSVH”, trong đó phong trào xây dựng GĐVH là trọng tâm. Từ phong trào này, các truyền thống tốt đẹp của Gia đình phát huy, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của GĐ trong xã hội phát triển như: chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, các thành viên trong gia đình đều có mối quan hệ ứng xử chặt chẽ, tốt đẹp; Ông bà, cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ được chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo. Qua đó đã góp phn giảm thiu được những vn đnhư: bạo lực, ly hôn, trọng nam khinh nữ gây mt cân bằng giới tính.

Năm 2009 số GĐVH đạt 47,04%; Năm 2010 đạt 42,4%; Năm 2011 đạt 42,61%. Các gia đình được bình xét danh hiệu gia đình văn hóa đều là những gia đình hòa thuận, hạnh phúc, kinh tế ổn định, có kế hoạch tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác và học tập, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Việc tuyên truyền chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đến các gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được thực hiện trên 90%. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số gia đình chưa thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và hiện tượng lựa chọn giới tính của thai nhi vẫn xảy ra do nhận thức về giới của người dân còn hạn chế.

1.3. Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo theo quy định:

Nhằm nâng cao năng lực của gia đình thì công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm được thực hiện trên toàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý, giám sát, đồng thời thực hiện các chính sách, dự án, hoạt động giảm nghèo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Qua đó các hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc lợi xã hội,… Kết quả cụ thể hộ nghèo giảm hàng năm: Năm 2010 chiếm tỷ lệ 41,8%; năm 2011 chiếm tỷ lệ 35,38% và năm 2012 chiếm tỷ lệ 30,13% trên tổng số hộ toàn tỉnh.

2. Đánh giá:

2.1. Kết quả đạt được:

Trong những năm qua, việc chăm lo xây dựng công tác về gia đình của tỉnh Hà Giang đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả; Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức vgia đình đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, thúc đẩy các gia đình ngày càng ấm no, bình đng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bn vững. Qua đó các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống gia đình được giữ gìn và phát huy; Các hoạt động về công tác gia đình từng bước ổn định và phát triển như: Phong trào “TDĐKXDĐSVH” giữ vững, chất lượng các GĐVH ngày càng cao; số hộ nghèo đã giảm đáng kể (So với năm 2010, đến cui năm 2012 giảm được 11,67%).

2.2. Tồn tại hạn chế:

- Việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình còn có mặt hạn chế. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân có xu hướng gia tăng để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội;

- Nhiều giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên, nhường dưới đang có biu hiện xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình về lối sống trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới;

- Tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình. Tình trạng bạo hành trong gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, lạm dụng, trẻ em mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng;

- Một số gia đình đang còn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh và tai nạn giao thông, thảm họa thiên tai nhiều gia đình bị mất người thân, có người bị tàn tật và là nạn nhân của chất độc da cam;

- Việc tạo việc làm, chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu, thiết thực và thỏa đáng. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phương vẫn còn nhiu khó khăn, kết quả đạt được chưa vững chc;

- Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về gia đình còn hạn chế, các tài liệu cung cấp những kiến thức, kỹ năng về xây dựng gia đình còn thiếu. Mạng lưới dịch vụ tư vấn chưa đáp ứng được nhu cu của người dân, đội ngũ tuyên truyn viên ở cơ sở chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về công tác gia đình.

2.3. Nguyên nhân:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ