Kế hoạch 639/KH-UBND về tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và trợ giúp pháp lý cho học sinh năm 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 639/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/04/2015 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Huyện Nhà Bè |
Người ký | Trần Hải Yến |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 639/KH-UBND |
Nhà Bè, ngày 01 tháng 4 năm 2015 |
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO HỌC SINH NĂM 2015
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Trợ giúp pháp lý; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2015 trên địa bàn huyện Nhà Bè, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè lập Kế hoạch tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường và trợ giúp pháp lý cho học sinh năm 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Tiếp tục phát huy vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm và được thực hiện liên tục với sự phối hợp thống nhất của các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Huyện.
b) Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho học sinh trong nhà trường, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến các đối tượng một cách thường xuyên, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh; góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
c) Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của học sinh, trẻ em, người chưa thành niên theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng…, giúp học sinh, người chưa thành niên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tạo cơ hội để các em được bình đẳng về cơ hội phát triển.
2. Yêu cầu:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật phải kịp thời, thường xuyên, đảm bảo sự liên tục và tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới đến cán bộ, viên chức, giáo viên và học sinh trong nhà trường.
b) Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục công cộng. Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; tích hợp lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học giáo dục công dân. Kết hợp giáo dục pháp luật thông qua các môn học với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ.
c) Yêu cầu trợ giúp pháp lý: tập trung vào việc tư vấn, giải thích pháp luật, hướng dẫn kịp thời, giúp học sinh, người chưa thành niên hiểu rõ hơn về các chính sách, pháp luật của Nhà nước đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của học sinh, người chưa thành niên trong nhà trường.
II. ĐỐI TƯỢNG
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của 6 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nhà Bè.
III. NỘI DUNG
- Báo cáo chuyên đề: Luật Căn cước công dân;
- Trợ giúp pháp lý cho học sinh (thông qua kết quả khảo sát của nhà trường hoặc tại buổi thông tin, tuyên truyền pháp luật trong nhà trường nếu học sinh có nhu cầu);
- Phát tờ gấp Luật Giao thông đường bộ và các chuyên đề về phòng, chống ma túy; phòng, chống bạo lực học đường.
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM: tổ chức thành 06 lớp.
STT |
Báo cáo viên |
Thời gian tổ chức |
Địa điểm |
01 |
Lê Quang Sơn |
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm - 7 giờ 00 - Ngày 06/4/2015 |
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm |
02 |
Nguyễn Xuân Bình |
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Hưu - 7giờ 00 - Ngày 13/4/2015 |
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Hưu |
03 |
Đặng Văn Hữu Phước |
Trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng - 7 giờ 00 - Ngày 13/4/2015 |
Trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng |
04 |
Phạm Chí Tâm |
Trường Trung học cơ sở Hiệp Phước - 7 giờ 00 - Ngày 06/4/2015 |
Trường Trung học cơ sở Hiệp Phước |
05 |
Nguyễn Trung Nguyên |
Trường Trung học cơ sở Phước Lộc 7 giờ 00 - Ngày 06/4/2015 |
Trường Trung học cơ sở Phước Lộc |
06 |
Nguyễn Trung Khánh |
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Quỳ 7 giờ 00 - Ngày 13/4/2015 |
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Quỳ |
V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Phòng Tư pháp:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức thực hiện; lập dự trù kinh phí theo nội dung Kế hoạch;
b) Chuẩn bị tài liệu tập huấn, thông tin trợ giúp pháp lý miễn phí và phân công báo cáo viên pháp luật triển khai tập huấn nội dung theo Kế hoạch;
c) Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Thành phố trong việc trợ giúp pháp lý lưu động cho học sinh tại các trường học (nếu kết quả khảo sát có 10 đối tượng trở lên có nhu cầu/trường) hoặc phối hợp với Hội Luật gia Huyện bố trí, phân công Luật gia đồng thời là cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Thành phố thực hiện trợ giúp pháp lý cho học sinh.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
a) Triển khai Kế hoạch đến các trường trung học cơ sở; chỉ đạo, phân công cán bộ các trường học phối hợp với Phòng Tư pháp, Huyện đoàn bố trí, sắp xếp, tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
b) Chỉ đạo, phân công cán bộ các trường học tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của học sinh, tình hình vi phạm pháp luật về học sinh, người chưa thành niên để có đánh giá chính xác nhu cầu về trợ giúp pháp lý và tình hình vi phạm pháp luật của học sinh, người chưa thành niên; báo cáo kết quả khảo sát về Ủy ban nhân dân Huyện, thông qua Phòng Tư pháp trước ngày 03/4/2015.
3. Huyện đoàn: Phân công cán bộ phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo; các trường học nêu trên tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
4. Báo cáo viên pháp luật cấp huyện: được phân công có trách nhiệm triển khai phổ biến nội dung theo Mục III Kế hoạch này.