Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 671/KH-UBND năm 2019 tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến 2021 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 671/KH-UBND
Ngày ban hành 08/03/2019
Ngày có hiệu lực 08/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lương Văn Cầu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 671/KH-UBND

Hải Dương, ngày 08 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG" ĐẾN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/09/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tc trin khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021; Kế hoạch số 1824/KH-UBND ngày 29/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2017 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác ph biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" (Đề án 1928) đến 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn ngành Giáo dục, góp phần đưa công tác ph biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bn vững, đi vào chiu sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo 100% các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động trước và sau khi được ban hành với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng dạy pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập hun, bi dưng nghiệp vụ cần thiết để tham gia, phổ biến giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ, bám sát theo tình hình thực tế tại địa phương.

- Phấn đấu các cơ sở giáo dục đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng dạy pháp luật theo quy định.

- Khuyến khích, huy động tổ chức, cá nhân tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh trong trường học.

- Thực hiện triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tchức và cá nhân có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình mới, cách làm mới hiệu quả, phù hợp với môi trường giáo dục.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung, khai thác có hiệu quả hệ thống tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành.

2. Yêu cầu

- Kế thừa kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" giai đoạn 2009 - 2016 để triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, không trùng lặp, chồng chéo với các chương trình đã và đang được triển khai thực hiện.

- Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, pháp luật; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp, các bậc học.

- Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm phát huy mọi khả năng và các nguồn lực xã hội để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường.

- Việc nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phải gắn với việc thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" (Đề án 1928) đến 2021 tiếp tục được áp dụng đối với tất cả các cấp học và trình độ đào tạo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

1. Thực hiện chương trình giáo dục

a) Đối với Giáo dục mầm non

Giúp trẻ hình thành những thói quen về hành vi đạo đức là chủ yếu, có lồng ghép một số nội dung giáo dục pháp luật như: An toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh tai nạn thương tích..., thông qua các trò chơi phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1; ban đầu hình thành yếu tố tâm lý mang tính kỷ luật của người công dân khi còn nhỏ tuổi.

b) Đối với Giáo dục phổ thông

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thc, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân.

[...]