Kế hoạch 6250/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình hành động 70-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 6250/KH-UBND
Ngày ban hành 27/09/2019
Ngày có hiệu lực 27/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6250/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 27 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 70-CTR/TU NGÀY 08/10/2018 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Chương trình hành động số 70-CTr/TU ngày 08/10/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc về quan điểm, mục tiêu và định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị (sau đây gọi chung là Nghị quyết số 23-NQ/TW) và Chương trình hành động số 70-CTr/TU ngày 08/10/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi chung là Chương trình số 70-CTr/TU); tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp theo Chương trình số 70-CTr/TU để triển khai kịp thời, đảm bảo tính khả thi; đồng thời xác định các nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu của Chương trình số 70-CTr/TU.

3. Tổ chức thực hiện Chương trình số 70-CTr/TU phải gắn với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X; đề cao tính chủ động, sáng tạo, bảo đảm cht lượng, hiệu quả trong thực hiện; thường xuyên cập nhật, bsung những chủ trương, chính sách mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại, bền vững; nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế; đến năm 2030 cùng với cả nước, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản có nền công nghiệp theo hướng hiện đại; có tính cạnh tranh cao, một số sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế.

b) Tầm nhìn đến 2045, tỉnh Lâm Đồng có nền công nghiệp phát triển hiện đại.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2030

a) Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt trên 25%1; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 20% (trong đó công nghiệp chế tạo đạt khoảng 5%).

b) Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.

c) Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân 10,5%/năm; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15%/năm.

d) Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5 - 8%/năm.

đ) Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 50%.

e) Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp của tỉnh trong các lĩnh vực chế biến khoáng sản, chế biến cà phê, chè, rau, hoa, sản xuất tơ lụa,... có quy mô hp lý.

g) Xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, khai thác lợi thế tối ưu tiềm năng ứng dụng các thành tố phù hp Cách mạng công nghiệp 4.0 và lợi thế cạnh tranh của địa phương,.... để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và an sinh xã hội; chủ động hội nhập quốc tế.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

a) Rà soát, điều chỉnh bổ sung phương án phát triển công nghiệp trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng theo hướng cơ cấu lại ngành công nghiệp cho phù hp với chủ trương, chính sách Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh; phát huy lợi thế cạnh tranh, các thế mạnh của tỉnh và từng vùng, từng địa phương; thúc đẩy dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

b) Tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cụm liên kết công nghiệp. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch quỹ đất phát triển công nghiệp; tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đến năm 2020 lấp đầy diện tích các khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội, 70% các cụm công nghiệp trọng điểm; hoàn thành hệ thống giao thông ngoài hàng rào các cụm công nghiệp đã đu tư hạ tng; đến năm 2030 tiếp tục quy hoạch đu tư xây dựng 1 - 2 khu công nghiệp, lấp đầy 100% các cụm công nghiệp; hoàn thành hạ tầng và thu hút đầu tư khu công nghệ thông tin, khu công nghệ cao; hình thành 2 trung tâm Logistics2 tại thành phố Bảo Lộc và huyện Đức Trọng.

c) Phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch từ tăng trưởng chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu; phát triển công nghiệp sạch; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; nâng cao giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học kỹ thuật trong phát triển công nghiệp. Đy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất tiên tiến, thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm thông minh.

2. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, gắn với vùng nguyên liệu và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh

a) Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh

- Ngành công nghiệp chế biến nông sản: Thu hút đầu tư phát triển các trung tâm sau thu hoạch hiện đại, nhà máy chế biến quy mô lớn ở các vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê, chè, rau, hoa, điều, atiso, cây dược liệu, tơ tằm và các sản phẩm chăn nuôi khác..., đi vào chiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm giá trị gia tăng cao và sản phẩm mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm giao dịch hoa tại thành phố Đà Lạt và chợ đầu mối nông sản chất lượng cao huyện Đức Trọng; hình thành trung tâm nông sản khu vực phía Nam.

- Công nghiệp chế biến rượu và nước trái cây đặc trưng của tỉnh: Tập trung ưu tiên kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các nhà máy chế biến rượu, nước trái cây,... với công nghệ tiên tiến, hiện đại tại các vùng thuận lợi về nguyên liệu. Phát triển theo hướng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

[...]