ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 62/KH-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 04 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN “THÁNG VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ TRÙNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM”
ĐỢT 1 NĂM 2016
Thực hiện Công văn số 2766/BNN-TY
ngày 07 tháng 4 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 1 năm 2016;
căn cứ tình hình thực tế và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
ban hành kế hoạch thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” đợt 1 năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh,
với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU,
THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Mục đích
- Thực hiện đợt tổng vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm trong môi
trường; đặc biệt là các bệnh: Lở mồm long móng, Tai xanh, cúm gia cầm,... đảm bảo môi trường an toàn dịch bệnh.
- Hạn chế và ngăn chặn sự phát sinh,
bùng phát và lây lan của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; góp phần bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và môi trường.
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo
và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tất cả các đối
tượng thuộc diện phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Việc tiêu độc, khử trùng phải được
thực hiện theo quy định: vệ sinh cơ giới trước; sau đó tiến hành khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất.
- Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người,
gia súc, gia cầm và các phương tiện, dụng cụ trong quá
trình tiêu độc, khử trùng.
- Người tham gia thực hiện công tác vệ
sinh, tiêu độc, khử trùng phải được trang bị đầy đủ
dụng cụ và bảo hộ lao động như: bình bơm, khẩu
trang, quần áo bảo hộ, kính, ủng, găng tay,... Được trang
bị kiến thức về công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và đủ sức khỏe hoàn thành công việc được giao.
3. Thời gian thực hiện
Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng thực
hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, từ ngày 25 tháng 4 năm 2016 đến ngày 25
tháng 5 năm 2016.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI
DUNG VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ TRÙNG
1. Cơ sở chăn
nuôi gia súc, gia cầm
a) Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc,
gia cầm tập trung
- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng
nuôi, quét dọn, thu gom phân, rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn, khơi thông
cống rãnh.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng
trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 01 lần.
- Vệ sinh tiêu độc khử trùng các
phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, thức ăn,... trước khi ra, vào cơ
sở chăn nuôi.
b) Đối với chăn nuôi hộ gia đình
- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt
gia súc, gia cầm; thu gom phân, rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực
nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ
vận chuyển gia súc, gia cầm sau mỗi lần vận chuyển.
c) Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm
- Phát quang cây cỏ xung quanh và
quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp nở; thu gom vỏ trứng
đã ấp nở để tiêu hủy.
- Phun thuốc sát trùng hàng ngày toàn
bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng,
các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở,...
2. Cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung
- Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết
mổ: Sau khi gia cầm đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt
phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ.
- Nơi giết mổ phải vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở,
nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.
3. Chợ buôn bán
gia súc, gia cầm sống ở khu vực nông thôn
- Quét dọn và phun thuốc khử trùng
khu vực bán gia súc, gia cầm và các vật dụng liên quan sau mỗi buổi chợ.
- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển phải
được phun khử trùng khi vào, ra khỏi
chợ.
- Những quầy bán
thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, sát
trùng cuối mỗi buổi chợ.
- Quét dọn và xử lý chất thải rắn
trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.
4. Nơi công cộng,
đường làng, ngõ xóm
Phát động toàn dân thực hiện đợt tổng
vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đường phố; khơi thông cống rãnh; phát quang bụi rậm; phun tiêu độc mỗi tuần 1 lần.
5. Đối với động vật,
sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ
- Vệ sinh tiêu độc khử trùng phương
tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt
giữ.
- Vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu
độc khu vực nhốt động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy. Phân rác phải được xử lý
chôn hoặc đốt.
6. Khu vực biên
giới
- Khu vực cửa khẩu: Lựa chọn, bố trí
hố sát trùng với chiều dài hơn một vòng bánh xe để khử trùng bánh xe các phương
tiện qua lại. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật đưa vào trong nước tiêu thụ.
- Đối với đường mòn, lối mở thường
xuyên có người qua lại biên giới, xác định tuyến đường mòn trung tâm và vị trí phù hợp để tổ chức rắc vôi bột phủ kín
trên một đoạn tối thiểu là 01 mét.
- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn nơi
công cộng và định kỳ tổ chức phun tiêu độc, khử trùng 01 lần 01 tuần.
- Tổ chức phun tiêu độc, khử trùng
các phương tiện dùng vận chuyển động vật sản phẩm động vật đưa vào trong nước
tiêu thụ.
III. CÁCH THỨC TIẾN
HÀNH VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ TRÙNG
1. Các bước thực
hiện tiêu độc, khử trùng
Tất cả các khu vực khi tiến hành làm
vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phải thực hiện theo hai bước:
Dọn vệ sinh cơ giới trước; sau đó tiến hành phun tiêu độc, khử trùng bằng hóa
chất.
a) Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm chủ
động tự lo vật tư, kinh phí; tổ chức, bố trí lực lượng làm vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng theo sự giám sát, hướng dẫn của chính quyền địa phương và các cơ quan
chuyên môn về thú y.
b) Các xã, phường, thị trấn tổ chức đội
phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc,
gia cầm ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật,
sản phẩm động vật nhập lậu. Việc phun thuốc sát trùng chỉ được thực hiện sau
khi đã được vệ sinh cơ giới (quét dọn, cọ, rửa…).
c) Phương tiện, hóa chất, bảo hộ lao động cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng như:
Bình bơm, quần áo bảo hộ, ủng, găng tay, khẩu trang, hóa chất khử trùng,... phải được kiểm tra, đảm bảo chất
lượng theo yêu cầu và chuẩn bị đầy đủ trước tháng 25/4/2016.
2. Lực lượng
tham gia
Huy động đông đảo lực lượng nhân dân
trên địa bàn tích cực tham gia làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh; Ủy ban nhân dân các xã
chịu trách nhiệm cử lực lượng thực hiện việc phun thuốc tiêu độc, khử trùng;
trong đó nòng cốt là lực lượng đã, đang tham gia tiêm vắc xin phòng, chống dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, nội
dung kế hoạch và yêu cầu của tháng vệ sinh, tiêu độc, khử
trùng để huy động đủ lực lượng, cử cán bộ về các địa bàn để
chỉ đạo và trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ tiêu độc, khử trùng.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện tháng vệ sinh,
tiêu độc, khử trùng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh
- Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia
súc, gia cầm tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp chỉ đạo,
thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa
bàn đã được phân công.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ đạo Chi cục Thú y bố trí cán bộ kỹ thuật, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, hóa chất, tài liệu, bảo hộ
lao động, kho chứa,... đáp ứng yêu cầu của tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Phân công cán bộ thú y bám sát địa bàn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiêu độc,
khử trùng, bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, động vật, phương tiện; cùng với
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách
nhiệm chính trong việc thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các cấp, chỉ đạo hệ thống y tế
cơ sở tích cực tham gia và hướng dẫn nhân dân làm vệ sinh, thực hiện các biện
pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng; kịp thời xử lý tốt các tình huống bất thường xảy
ra trong quá trình thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền
địa phương, hướng dẫn, đôn đốc làm vệ sinh, xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ và xử lý kịp thời
các tình huống bất thường xảy ra đối với môi trường trong quá trình sử dụng hóa
chất tiêu độc, khử trùng.
- Sở Tài chính thẩm định dự toán khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao, chuẩn
bị kinh phí phục vụ kịp thời cho việc thực hiện tháng vệ
sinh, tiêu độc khử trùng theo đúng quy định hiện hành.
- Đề nghị
Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện
tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông; Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa - Thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng
trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền về sự nguy hiểm của
dịch bệnh gia súc, gia cầm; vai trò, tác dụng, lợi ích của công tác vệ sinh,
tiêu độc, khử trùng và trách nhiệm của mỗi tổ chức, người dân trong phòng chống dịch bệnh, để mọi người dân hiểu đúng,
thấy được trách nhiệm của mình và tích cực tham gia thực
hiện.
2. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm
toàn diện, trực tiếp trong việc huy động lực lượng, tổ
chức triển khai thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên
địa bàn quản lý.
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý và phân
phối vật tư, hóa chất, dụng cụ,... cho các xã, phường, thị trấn đảm bảo đủ số lượng, kịp thời cho công
tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện tháng vệ
sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện
đúng kế hoạch đề ra.
- Chỉ đạo Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn huy động đủ số lượng người
theo yêu cầu của công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại địa phương. Phối hợp
với các sở, ban, ngành cấp trên thực hiện giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra,
triển khai thực hiện tốt nội dung kế
hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND
tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Thành viên Ban chỉ đạo phòng
chống dịch GSGC;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị có
liên quan;
- Đồng chí Bí thư các huyện, thị
xã, thành phố;
- UBND các huyện, thị xã,
thành phố;
- Lưu: VT, NN. (A 108)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|