Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 62/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2022
Ngày có hiệu lực 31/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 31 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030, GIAI ĐOẠN I TỪ 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 85/QĐ-UBDT ngày 24/02/2022 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022 - 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra trong Quyết định số 85/QĐ-UBDT ngày 24/02/2022 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022 - 2025, góp phần vào thực hiện mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cá nhân, gia đình, cộng đồng, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình người dân tộc thiểu số và miền núi trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa, văn minh nhân loại và các thành tựu của khoa học công nghệ.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị đảm bảo hiệu quả, thiết thực; đồng thời có sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc, tồn tại.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho gia đình người dân tộc thiểu số và miền núi về xây dựng gia đình hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử trong gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội, xâm hại trẻ em trong gia đình; ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống hướng đến xây dựng gia đình vùng đồng bào dân tộc và miền núi no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% địa phương trên địa bàn tỉnh có người dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép triển khai nội dung có liên quan đến Chiến lược phát triển gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025 trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- 90% các gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp thông tin, kiến thức về hôn nhân - gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc; văn hóa ứng xử; nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; truyền thống văn hóa; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, nạn buôn bán người; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo.

- 100% già làng, trưởng bản, người có uy tín ở địa bàn dân cư có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống được phổ biến nội dung và kỹ năng về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới.

- 80 - 90% các địa phương, cơ sở có mô hình về truyền thông, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.

- 100% nam, nữ thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.

- 100% địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống xây dựng quy ước, hương ước có chứa nội dung về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; có mô hình về xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc; được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; ưu tiên và quan tâm đối tượng là phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 18/3/2022 về việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021 - 2030) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó chú trọng nhiệm vụ liên quan quan đến xây dựng gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; các dự án, đề án liên quan đến giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc, bảo vệ phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; gắn việc triển khai công tác gia đình với thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phù hợp đặc trưng văn hoá của đồng bào dân tộc, trong đó chú trọng đến việc đưa nội dung về xây dựng gia đình văn hoá, làng/bản văn hoá, phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới vào xây dựng và thực hiện hương ước quy ước của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi.

3. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh trong triển khai nội dung liên quan đến Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đưa nhiệm vụ xây dựng gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, theo giai đoạn của đơn vị, địa phương.

4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện công tác gia đình, xây dựng mô hình truyền thông, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, hướng đến xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện: Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức lối sống, ứng xử trong gia đình; giáo dục tiền hôn nhân; phòng chống tệ nạn xã hội; hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết; những chính sách khác về dân tộc như: Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng, Chính phủ phê duyệt Đề án: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” và các văn bản khác có liên quan của Trung ương, của tỉnh… Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; phát huy vai trò của ông, bà, cha mẹ trong giáo dục cho con cháu, tạo sự gắn kết, xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tuyên truyền các gương gia đình dân tộc thiểu số và miền núi tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực.

- Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền gắn với thực tiễn đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người dân dễ nhớ, dễ thực hiện như: Tuyên truyền trực quan; truyền thông trực tiếp thông qua hội nghị, tọa đàm, giao lưu; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; các mạng xã hội; xây dựng, in ấn, cấp phát các ấn phẩm như sổ tay, tờ rơi có nội dung liên quan đến công tác gia đình.

5. Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống. Trong đó chú trọng xây dựng các mô hình, các câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để làm gương và giáo dục con cháu về truyền thống của dân tộc, cộng đồng và gia đình.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ