Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030

Số hiệu 96/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2022
Ngày có hiệu lực 05/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Ngọc Châu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược đến năm 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, phổ biến, triển khai thực hiện kịp thời quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, các cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của công tác gia đình nhằm tạo chuyển biến tích cực trong xây gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

2. Yêu cầu: Triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phải có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, cụ thể của các cơ quan, đơn vị thành viên là Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và công tác gia đình các cấp; kết hợp lồng ghép với các nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn; đồng thời có sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc, tồn tại.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của con người Hà Tĩnh; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp của gia đình góp phần thúc đy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% và đến năm 2030 đạt 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; quan tâm số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiu s.

Mục tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 85% và đến năm 2030 đạt 100% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại.

Mục tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% và đến năm 2030 đạt 100% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bn vững tại cơ sở.

Mục tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% và đến năm 2030 đạt 100% địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng khu dân cư.

Mục tiêu 5: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% và đến năm 2030 đạt 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.

Mục tiêu 6: Phấn đấu hằng năm trên 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; đảm bảo trên 90% người bị bạo lực được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% huyện, thành phố, thị xã có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và cá nhân trong xã hội, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức về vị trí, vai trò, giá trị của gia đình trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về xây dựng gia đình no m, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình. Tăng cường, đi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ.

- Tích cực tuyên truyền các gương gia đình điển hình tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

- Xây dựng kế hoạch, triển khai tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.

- Định kỳ hằng năm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) với nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.

2. Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên thụ hưởng thành quả phát triển.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước, giá trị của gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hp giáo dục từ trong gia đình, nhà trường và xã hội.

- Triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; chú trọng tổ chức thực hành các hành vi văn hóa lành mạnh, ứng xử chuẩn mực trong gia đình nhằm tạo sự gắn kết, trao truyền và phát huy các giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp.

- Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình gia đình kiểu mẫu “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở cơ sở. Tăng cường giáo dục nền nếp, lối sống tích cực, văn minh cho từng thành viên trong gia đình; phát huy vai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Nhân rộng mô hình “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

[...]