Kế hoạch 6087/KH-UBND năm 2022 thực hiện Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 6087/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2022
Ngày có hiệu lực 05/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6087/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2025” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

Nhằm tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 6503/KH-UBND ngày 25/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện Đán “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1226/SGDĐT-GDMNTH ngày 31/5/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, với những nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Kết quả đạt được

- Về quy mô trường lớp: Toàn tnh có 53/205 trường mầm non, 43 nhóm trẻ, 248 lớp có trẻ em mầm non dân tộc thiểu số (DTTS) theo học; bậc tiểu học có 64/189 trường, 118 điểm trường có học sinh (HS) DTTS đang theo học, trong đó có 37 trường với 79 điểm trường có HS DTTS được thực hiện tăng cường tiếng Việt, trong số đó có 03 trường thuộc địa bàn khó khăn và 22 trường thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Về trẻ em, học sinh: Trẻ em mầm non người DTTS đến lớp trên toàn tỉnh là 5.058/6.074 (tỷ lệ 83,27%), trong đó trẻ nhà trẻ: 586/1.508 (tỷ lệ 38,85%); trẻ mẫu giáo: 4.472/5.198 (tỷ lệ 86,03%); trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp: 1.670/1.687 (tỷ lệ 99%). Tổng số trẻ DTTS ăn bán trú tại trường là 4.754/5.058 trẻ đạt tỷ lệ 94%, trong đó trẻ nhà trẻ 557/586 trẻ đạt tỷ lệ 95%, trẻ mẫu giáo 4.197/4.472 trẻ đạt tỷ lệ 93,8%. HS tiểu học là người DTTS có 8.959/111.505 HS, chiếm tỷ lệ 8,03%, trong đó HS nữ DTTS có 4.307 HS.

- Về đội ngũ giáo viên: Toàn tỉnh hiện có 485 giáo viên mầm non dạy trẻ em DTTS, trong đó, giáo viên DTTS có 127/485 người, chiếm tỷ lệ 26,2%; giáo viên người Kinh chiếm tỷ lệ 73,8%; giáo viên biết tiếng dân tộc 288/485 người chiếm tỷ lệ 59,4%. Giáo viên tiểu học tại các trường có tổ chức giảng dạy và thực hiện tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS là 639 người, trong đó có 149 giáo viên người DTTS, chiếm tỷ lệ 23,32%; có 121 giáo viên người Kinh biết tiếng dân tộc, chiếm tỷ lệ 18,9% (tăng 39 giáo viên so với năm học 2015 - 2016 khi triển khai thực hiện Đề án chỉ có 82 người).

- Về trình độ chuyên môn của giáo viên tham gia dạy tăng cường tiếng Việt (TCTV): Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non ngày một nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tham gia dạy TCTV trong toàn tỉnh là 91,3%; giáo viên trên chun đạt 88,8%; đối với tiểu học, có 100% GV đạt chuẩn, trong đó giáo viên có trình độ Đại học và Cao đẳng đạt 92,62%, như vậy so với giai đoạn đầu triển khai thực hiện Đề án (năm học 2015-2016) trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học đã có sự chuyển biến tích cực: có 149 giáo viên DTTS, trong đó trình độ Đại học: 78 người (chiếm 52,35%, tăng 30,47%), Cao đẳng: 70 người (chiếm 46,98%), Trung cấp: 11 người (chiếm 7,38%, giảm 20,74%).

- Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án (năm 2016 đến nay) chất lượng và tỷ lệ trẻ/HS ra lớp TCTV tăng theo từng năm: trong hè trẻ DTTS chuẩn bị vào lớp 1 được TCTV đạt 100%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi học các lớp tập nói tiếng Việt trong hè đều đạt trên 97%. Các lớp 3-4 tuổi, 4-5 tuổi được huy động ra lớp TCTV trong hè đạt trên 50%. Trong năm học, tỷ lệ trẻ DTTS ra lớp đều đạt 100%. Đối với tiểu học, sau 5 năm tỷ lệ HS DTTS đi học đúng độ tuổi đạt: 94,2% (tăng 5,4%); tỷ lệ HS DTTS hoàn thành chương trình: 100% (tăng 0,8%); tỷ lệ HS DTTS bhọc: 0,11% (giảm 0,08%); tỷ lệ HS lưu ban: 2,01% (giảm 2,05%); hiện nay các trường tiểu học đã triển khai tổ chức các hoạt động TCTV trong năm học cho HS DTTS lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo tài liệu do Bộ GDĐT biên soạn.

- Kinh phí thực hiện TCTV: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020: 2.019.209.008 đồng, trong đó chi mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh là 258.870.700 đồng; chi bồi dưỡng giáo viên đứng lớp 1.241.857.308 đồng; chi hỗ trợ xăng xe cho giáo viên là 193.900.000 đồng; chi bồi dưỡng cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 16.208.000 đồng, chi cho cán bộ quản lý trường 159.662.000 đồng, chi mua sắm tài liệu TCTV 165.641.000 đồng.

- Tháng 7/2020 Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 05 năm thực hiện Giai đoạn 1 của Đề án nhằm đánh giá kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 và đề ra phương hướng, các giải pháp thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025. Tại Hội nghị đã biểu dương, khen thưởng 06 tập thể và 13 cá nhân đã có thành tích nổi bật trong hoạt động TCTV cho trẻ/HS DTTS giai đoạn 2016 - 2020.

2. Một số khó khăn bất cập khi thực hiện Đề án

- Hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo trong hè nên khó khăn trong việc huy động trẻ ra lớp để TCTV.

- Cán bộ quản lý, giáo viên có vốn ngôn ngữ dân tộc chưa nhiều, kĩ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc còn hạn chế nên rất khó khăn khi dạy trẻ em, học sinh và trao đổi cùng phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh.

- Một số trường tiểu học ở đồng bằng có trẻ DTTS bố trí ở nhiều điểm trường/lớp có khoảng cách về địa lý, nên hạn chế trong việc tập trung học sinh để tổ chức hoạt động TCTV cho các em trong năm học và trong hè.

- Kinh phí thực hiện Đề án theo thời giá đến nay không còn phù hợp với năm năm về trước; việc hỗ trợ kinh phí mua đồ dùng học tập cho trẻ, bồi dưỡng CBQL và GV tham gia TCTV là rất ít, thiếu sự thu hút.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục giữ vững thành quả đạt được của Giai đoạn 1; tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả Giai đoạn 2 Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, HS tiểu học người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Việc thực hiện triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; 100% trẻ em các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;

- Hàng năm, 100% HS tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt trong hè, các môn học/ hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp.

III. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Theo phụ lục đính kèm.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ