Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 26/03/2018
Ngày có hiệu lực 26/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Anh Nhịn
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 26 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1137/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 8 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 28/KH-UBND, ngày 25 tháng 3 năm 2013, của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc triển khai Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020;

Căn cứ Chương trình số 272/CTr-UBND, ngày 13 tháng 7 năm 2016, của UBND tỉnh về việc phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu tỉnh Kiên Giang đến năm 2017;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TỈNH KIÊN GIANG THỜI GIAN QUA

Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc, là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; là cửa ngõ kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với Campuchia, Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Bên cạnh đó, Kiên Giang là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng. Với đường bờ biển dài hơn 200 km, ngư trường khai thác hải sản rộng trên 63.000 km2 và trữ lượng hải sản khá lớn. Kiên Giang còn có thế mạnh về sản xuất lúa, với diện tích đất sản xuất trên 750.000 ha, sản lượng lúa hàng năm luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, một số ngành công nghiệp mới phát triển như da giày, may mặc, gỗ..., được hình thành với quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

Trong những năm qua, sự phát triển nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng trong điều kiện có nhiu khó khăn thách thức, nht là ảnh hưởng của việc suy giảm kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế... Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ngành đồng thời sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trung bình trên 540 triệu USD; trong đó: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt trung bình gần 355 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản trung bình đạt gần 150 triệu USD/năm, các sản phẩm khác đạt gần 36 triệu USD/năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là: Gạo trung bình 820.000 tấn/năm; tôm đông trên 3.000 tấn/năm; mực, bạch tuộc đông 2.600 tấn/năm; cá đông 2.600 tấn/năm; cá cơm sấy 448 tấn/năm; đồ hp 22 triệu lon...

Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản của tỉnh Kiên Giang được mở rộng qua từng năm. Cụ thể năm 2011, các mặt hàng nông sản, thủy sản của tỉnh xuất sang gần 30 quốc gia thì đến năm 2015 thị trường xuất khẩu của tỉnh mở rộng hơn 40 quốc gia, trong đó đã hình thành các thị trường trọng điểm, truyền thống chiếm kim ngạch xuất khẩu cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Maylaysia, Singapore, Trung Quốc, Ghana, các nước thuộc Châu Phi, EU ..

Tính đến nay số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu của tỉnh là 36 doanh nghiệp, tăng 6 doanh nghiệp so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (chiếm khoảng 60%), tiếp đến là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (chiếm khoảng 30%), còn lại là các doanh nghiệp xuất khẩu qua đường bộ biên giới đóng góp một phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các mặt hàng chủ lực của tỉnh như nông sản, thủy sản..., cùng với cả nước chiếm lĩnh được nhiều thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi góp phn tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, tạo thu nhập ổn định, thúc đẩy sản xuất và phát triển thương mại.

Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức bởi các rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu, cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới như Thái Lan, Campuchia, n Độ, Pakistan ... Trong khi đó các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là thô, chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh thấp; hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, hoạt động xúc tiến chưa thực sự đem lại kết quả, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm qua các năm.

Trước thực trạng trên, nhằm từng bước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang là nhu cầu cấp thiết hiện nay. UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

II. QUAN ĐIỂM

- Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh phù hợp với mục tiêu, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa theo Chiến lược xuất nhập khu hàng hóa đến năm 2020 của tỉnh, đng thời đra định hướng thực hiện đến năm 2030.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đang có lợi thế về khả năng cạnh tranh trong nước, khu vực và thế giới như: Gạo, tôm, các loại thủy sản khác..., đồng thời tiến tới phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng xuất khẩu như: May mặc, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, khóm, tiêu, xi măng... Nâng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô dựa trên việc ứng dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu; nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách; hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp hội viên.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA); phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gn 2 ln năm 2010 và duy trì tc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10% đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020

+ Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 780 - 1.000 triệu USD.

+ Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu như: Gạo các loại 1.000.000 tấn; tôm đông 6.400 tấn; cá đông 3.800 tấn; mực và bạch tuộc đông 15.000 tấn; nước mắm 310.000 lít; hải sản đông khác 20.000 tấn; da giày 13,2 triệu đôi; bia 15 triệu lít; trong đó tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đến 50%.

+ Có ít nhất 02 doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia.

- Đến năm 2030:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ