Kế hoạch 5986/KH-UBND năm 2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 5986/KH-UBND
Ngày ban hành 14/09/2022
Ngày có hiệu lực 14/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Văn Tân
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5986/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2023 - 2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Công văn số 3557/BTNMT-KHTC ngày 23/6/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2023-2025 của tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 VÀ NĂM 2022

1. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) ở địa phương năm 2021 và năm 2022

1.1. Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về BVMT

Trong năm 2021, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Qua đó, đánh giá tổng quát về kết quả đã đạt được (tập trung đánh giá về các chỉ tiêu môi trường, các nhiệm vụ, giải pháp về BVMT trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ, nông thôn, đô thị, làng nghề, bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp, công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác quản lý, BVMT, công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo điều hành...được đề ra tại Nghị quyết số 09); những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm trong 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết và đã ban hành Kết luận số 73-KL/TU ngày 20/7/2021 tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XXII về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 73-KL/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 29/10/2019 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào Chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào Chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2030; Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

- Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ1, Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ2; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 về kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh; đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai, khoáng sản, nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, thay thế hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường; chỉ đạo xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: trong năm 2021, trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng các ngày lễ môi trường trong năm (Ngày Đa dạng sinh, Ngày Môi trường thế giới 05/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn) thực hiện chủ yếu thông qua hình thức treo băng rôn, pa nô, apphich tuyên truyền về chủ đề môi trường trên các tuyến đường, các khu dân cư để vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa và tự giác BVMT. Trong năm 2022, hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (05/6) và Năm Quốc gia về Đa dạng sinh học, UBND tỉnh đã tổ chức hoạt động Mít tinh hưởng ứng và phát động Tháng hành động vì môi trường năm 2022 tại Vườn quốc gia Sông Thanh.

Tiếp tục triển khai chương trình liên tịch giữa Ngành tài nguyên và môi trường với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội; lồng ghép tuyên truyền về trách nhiệm BVMT với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và các hội, đoàn thể đã tổ chức phát động, thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình, phong trào, cuộc vận động về BVMT3, nhiều cơ sở tôn giáo triển khai và đưa nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động hằng năm của tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020, các văn bản dưới Luật thông qua hình thức trực tuyến và trực tiếp cho Sở, Ban, ngành liên quan thuộc tỉnh, các đơn vị quản lý hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố, các Hội viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi,...; cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên, hòa giải viên pháp luật trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, thực hiện đăng tải tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện truyền thông như Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Nam. Tuyên truyền công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT trên Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Nam, Chuyên mục Truyền hình An ninh Quảng Nam.

- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương về tăng cường công tác phối hợp, xây dựng quy chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ứng phó giải quyết các vấn đề môi trường, sự cố về môi trường phát sinh trên địa bàn.

1.2. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 254/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ

Công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền ở tỉnh và các địa phương đã vào cuộc đồng bộ, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong việc theo dõi, giám sát và tố giác tội phạm về môi trường. Toàn tỉnh, đã có nhiều chương trình, kế hoạch, với nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực BVMT, thực hiện nhiều biện pháp, trong đó chú trọng việc xử lý chất thải, không để phát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường các khu công nghiệp, khu vực nông thôn, khu dân cư được cải thiện. Những thành tựu, kết quả về BVMT đã tích cực góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Chỉ thị số 25/CT-TTg được tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

a) Các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được ban hành, chỉ đạo kiên quyết không thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. UBNB tỉnh đã quy định cụ thể về nội dung đánh giá sơ bộ tác động về môi trường đối với các dự án, loại hình tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường (theo danh mục Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) trước khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư vào quy trình, thủ tục khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

b) Công tác phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường được chú trọng tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về BVMT của các cơ sở trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường cấp tỉnh, cấp huyện và Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh. Trong năm 2021 đến 06 tháng đầu năm 2022, đã tổ chức kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm của các công đoạn/giai đoạn/dự án (30 đơn vị), kiểm tra công tác kết nối dữ liệu quan trắc tự động, liên tục đối với các trạm quan trắc nước thải của các cơ sở, 42 cơ sở chăn nuôi, 30 khu vực khai thác khoáng sản thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ sau kết thúc khai thác và xin gia hạn khai thác; kiểm tra nghiệm thu công tác xử lý rác thải tại các khu xử lý tập trung, kiểm tra thẩm định các phương án tổ chức khu cách ly tại chỗ khi có dịch bệnh Covid-19 tại các nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, công tác khắc phục các tồn tại, kiểm tra xác minh theo đơn kiến nghị đối với 30 tổ chức, đơn vị và ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường với số tiền 35 triệu đồng. Chủ tịch UBND tỉnh, Công an tỉnh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 41 vụ vi phạm trên lĩnh vực môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm với số tiền 2.209 triệu đồng.

- Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 07/07 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc danh mục phê duyệt theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành việc xây dựng công trình xử lý chất thải; trong đó, 06/07 cơ sở có quyết định đưa ra khỏi danh mục. Trong năm 2021 và đến nay, tỉnh Quảng Nam không phát sinh cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, ven biển:

+ Đối với Khu công nghiệp (KCN): hiện có 06/075 KCN đi vào hoạt động có hồ sơ môi trường và có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 85,71%) với tổng lưu lượng xả thải trung bình khoảng 12.064m3/ngày đêm (riêng KCN Thuận Yên chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung), 046/07 KCN được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT (đạt tỷ lệ 57,14%), 067/07 KCN được cấp phép xả nước thải sau xử lý vào môi trường (đạt tỷ lệ 85,71%) và 058/07 KCN đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc online kết nối truyền dữ liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường và có hồ sự cố nước thải nên việc xả nước thải ra môi trường tại các KCN đang được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, 079 KCN được quy hoạch thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai; hầu hết các KCN này đang trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, riêng đối với KCN Tam Thăng 2 và KCN Tam Anh - Hàn Quốc đã hoàn thành xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung và lắp đặt thiết bị chờ vận hành thử nghiệm. Tất cả các cơ sở hoạt động tại các KCN có phát sinh nước thải đều được yêu cầu thu gom, xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn tiếp nhận và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN.

+ Đối với các cụm công nghiệp (CCN): đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có quyết định thành lập 59 CCN với tổng diện tích 1.678,58ha, trong đó: 53 CCN đã có quy hoạch chi tiết, 51/59 CCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 70,62% (trong đó 31 CCN có tỷ lệ lấp đầy từ 60% trở lên và 28 CCN có tỷ lệ lấp đầy dưới 60%). Ước tính đến ngày 31/12/2021, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo dự án được phê duyệt 3.286,7 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư xây dựng thực hiện 902,527 tỷ đồng (nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và Tỉnh 413,161 tỷ đồng giai đoạn 2003-2021 cho 34 CCN). Hiện có 26/51 CCN đang hoạt động có hồ sơ về môi trường (chiếm tỷ lệ 50,98%), 0310 CCN chỉ lập hồ sơ về môi trường cho hạng mục xử lý nước thải (không đánh giá tác động môi trường cho toàn CCN), 0411/51 CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tỷ lệ 7,84% (hiện có 02 hệ thống xử lý nước thải CCN An Lưu và CCN Trường Xuân đảm bảo điều kiện đi vào hoạt động ổn định), 0412 CCN do diện tích bố trí 1-2 nhà máy hoạt động đã có công trình xử lý nước thải tại cơ sở. Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật các CCN (như hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải, vỉa hè, cây xanh,..) chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, chủ yếu do công tác bồi thường, GPMB còn chậm, nguồn kinh phí, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế.

+ Đối với làng nghề, làng nghề truyền thống: tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có tổng cộng 30 làng nghề, làng nghề truyền thống13 được UBND tỉnh công nhận. Trong số các làng nghề được công nhận, có 11 làng nghề thuộc nhóm ngành Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (chiếm 36,67 %); 04 làng nghề thuộc nhóm ngành Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chiếm 13,33 %); 15 làng nghề thuộc nhóm ngành Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (chiếm 50%). Các nghề, làng nghề được công nhận phân bố không đều giữa các địa phương, phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng và 02 huyện miền núi14. Có 07 địa phương chưa có làng nghề được công nhận15. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các làng nghề, làng nghề truyền thống có phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường; tuy nhiên, hầu hết chưa được các hộ xử lý mà thải trực tiếp môi trường hoặc xử lý bằng hình thức đơn giản như: hầm rút nước thải hoặc tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, tự đốt, tập trung rác thải tại 01 khu vực trong làng nghề, giao Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom.

+ Về công tác BVMT lưu vực sông: tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông, trong đó tập trung 3 hệ thống sông chính là sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trương Giang. Triển khai thực hiện dự án “Xây dựng ứng dụng truyền, nhận, quản lý dữ liệu quan trắc, giám sát tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam”.

c) Công tác quan trắc môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường

- Tổ chức lập, phê duyệt chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 (tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh) và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tỉnh năm 2021, 2022.

- Triển khai thực hiện dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin về môi trường tỉnh". Phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2016-2020) tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 20/9/2021.

[...]