Kế hoạch 5959/KH-UBND năm 2020 về cải cách hành chính nhà nước năm 2021 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 5959/KH-UBND
Ngày ban hành 25/12/2020
Ngày có hiệu lực 25/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Võ Văn Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5959/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 25 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2021

Thực hiện Công văn số 6457/BNV-CCHC ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ; UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục đy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC) nhm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu công vụ; cải cách tổ chức bộ máy, cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm giảm phiền hà, thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Duy trì, nâng cao thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh.

2. Yêu cầu

Công tác cải cách hành chính phải được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các nội dung, lĩnh vực trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đồng thời gắn kết chặt chẽ với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cải thiện, nâng cao các Chỉ số PAPI, PCI, PAR INDEX, SIPAS, ICT INDEX phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, phối hợp hiệu quả hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao.

Kế thừa phát huy những kết quả tốt về cải cách hành chính trong thời gian qua, đổi mới trong tư duy và hành động, đẩy mạnh triển khai các mô hình, giải pháp mới, sáng tạo; đồng thời tiếp thu, học tập, vận dụng phù hợp giải pháp, cách làm hay, có hiệu quả của các cơ quan, địa phương khác.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo điều hành

Tiếp tục ban hành các văn bản nhằm trin khai và tổ chức có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ CCHC trên địa bàn tỉnh. Triển khai các nội dung nhiệm vụ CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết.

Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2021, các kế hoạch liên quan đến công tác CCHC kịp thời, đúng trọng tâm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các cuộc thi tìm hiu CCHC. Tiếp tục thực hiện các biện pháp, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS, ICT INDEX của tỉnh; Chỉ số cải cách hành chính và hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh

Gắn kết quả cải cách hành chính với công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm tra công tác CCHC, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao tại các cơ quan, đơn vị nhằm chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong bộ máy hành chính.

2. Cải cách thể chế, theo dõi thi hành pháp luật

Kịp thời tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, văn bản quy phạm pháp luật, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Công khai, minh bạch văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chế độ, chính sách của ngành và địa phương.

Trin khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ năm 2021.

Thực hiện đúng, đầy đủ quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

3. Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính phù hợp quy định do Trung ương ban hành mới, trình UBND tỉnh công bdanh mục theo đúng quy định; niêm yết công khai đúng quy định tại trụ sở cơ quan hành chính các cấp và trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của tỉnh, của sở, ngành và địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính.

Rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình giao dịch.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, tập trung hoàn thiện các quy trình thủ tục hành chính liên thông, rõ thời gian, rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong từng bước của quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

[...]