ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
59/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2009
|
KẾ HOẠCH
TĂNG
CƯỜNG, ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO VỆ, GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG
Trong những năm qua, công
tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố có những chuyển biến
tích cực; nhiều tuyến đường phố, nơi công cộng được quan tâm duy trì, bảo đảm sạch,
đẹp; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân
dân được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận công dân còn thiếu ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi trên hè phố, lòng đường, tại các điểm
công cộng, vui chơi giải trí, kinh doanh ăn uống; tình trạng phương tiện vận
chuyển đổ phế thải, làm rơi đất thải, phế thải trên đường, công trình xây dựng
bụi bẩn đường phố; phong trào tổng vệ sinh ở các cơ quan, đơn vị, trên từng địa
bàn dân cư vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần không được duy trì đều đặn,
thường xuyên; quy trình, cách thức tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải, quét
hút, tưới rửa đường, phố chưa đổi mới phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển
đô thị...
Để tiếp tục đẩy mạnh,
tăng cường công tác vệ sinh môi trường, làm cho Thủ đô “xanh - sạch - đẹp”, thiết
thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế
hoạch tổ chức thực hiện như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Khơi dậy niềm tự hào,
nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Thủ đô, làm chuyển biến mạnh
mẽ cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và từng người
dân, của cộng đồng, các cơ quan, đơn vị đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường
và xây dựng nếp sống hiện đại, văn minh, thanh lịch.
- Xiết chặt trật tự, kỷ
cương trong công tác quản lý đô thị, phát triển đô thị; nâng cao chất lượng dịch
vụ công cộng đô thị;
- Làm chuyển biến mạnh về
công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm đường phố, các khu dân cư, các địa điểm
công cộng sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
- Góp phần làm thay đổi
diện mạo, cảnh quan đô thị, làm cho Thành phố thật sự “xanh - sạch - đẹp”, hướng
tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân Thủ đô.
2. Yêu cầu:
- Duy trì, đảm bảo vệ
sinh môi trường trên các tuyến đường, tuyến phố, khu dân cư, các điểm công cộng,
các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; không để rác thải, đất thải tồn đọng, rơi vãi làm ô
nhiễm môi trường.
- Triển khai thực hiện kế
hoạch rộng khắp trên địa bàn Thành phố, từ Thành phố tới cơ sở; lấy địa bàn phường,
xã, thị trấn và các khu dân, tổ dân phố, ngõ, xóm làm nòng cốt để thực hiện lâu
dài, thường xuyên, liên tục.
- Duy trì các phong trào
giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường gắn kết việc triển khai thực hiện kế hoạch
của các cấp chính quyền, các ngành với các phong trào, hoạt động của các tổ chức,
đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp...; thành
phong trào rộng khắp, lâu dài, liên tục.
- Kết hợp chặt chẽ giữa
công tác đảm bảo vệ sinh môi trường với chỉnh trang đô thị, duy trì và cải tạo
các vườn hoa, cây xanh, công viên, quảng trường, chiếu sáng đô thị, cải tạo, chỉnh
trang mặt nhà, mặt phố; kết hợp đồng bộ các biện pháp kiểm tra, xử lý triệt để
các vi phạm về vệ sinh môi trường, hành vi vi phạm về quản lý hè phố, lòng đường,
hoạt động quảng cáo, hiện tượng mái che, mái vây không đúng quy định.
II. NỘI DUNG:
1. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngưòi
dân, cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường Thành phố; đặc biệt
là ý thức trách nhiệm của mỗi người hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội.
Việc tuyên truyền, vận động,
giáo dục về ý thức vệ sinh môi trường phải thực hiện kiên trì, liên tục.
Đối tượng tuyên truyền tập
trung vào đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị,
tổ chức xã hội, học sinh, sinh viên trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học,
người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
Tuyên truyền, vận động bằng
nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp: trên các phương tiện thông tin đại
chúng; tuyên truyền, cổ động trực quan (băng dôn, khẩu hiệu, panô, áp phích,
tuyên truyền di động); tuyên truyền bằng hệ thống loa truyền thanh của phường,
xã, thị trấn; tổ chức ký cam kết với các hộ gia đình, đoàn viên, hội viên; tổ
chức các phong trào thi đua; tổ chức các tiết giảng về giữ vệ sinh môi trường
trong các trường học; tuyên truyền và hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh...
2. Thực hiện tốt công tác
thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải:
Duy trì, đảm bảo vệ sinh
môi trường trên các tuyến đường, tuyến phố, khu dân cư; hàng ngày thu dọn, vận
chuyển hết rác thải trong đô thị; không để rác thải tồn đọng, lưu cữu tại các địa
điểm trung chuyển.
Đặt bổ sung các thùng rác
2 ngăn trên đường phố, nơi công cộng, nhà ga, bến xe, điểm vui chơi giải trí,
sinh hoạt cộng đồng ngoài trời; các thùng, bể gom rác tại các khu dân cư, dọc
tuyến sông, mương thoát nước, bảo đảm phù hợp, thuận tiện cho sử dụng, thu gom,
vận chuyển.
Mở rộng phạm vi lắp đặt
thùng rác 2 ngăn để phân loại rác ngay từ đầu nguồn, có chỉ dẫn để nhân dân thực
hiện, làm giảm tỷ lệ rác chôn lấp, nâng tỷ lệ rác thu hồi tái chế. Thường xuyên
duy trì, làm vệ sinh các thùng rác công cộng. Bố trí, lắp đặt các thùng rác lưu
động, biển hướng dẫn điểm bỏ rác, nhắc nhở người dân bỏ rác vào thùng tại các địa
điểm tập trung đông người, lễ hội.
Thường xuyên tổ chức các
đợt thu vớt rác thải trôi nổi trên các sông, hồ.
Tăng cường thêm các loại
xe thu gom rác trọng tải nhẹ để thường xuyên đi thu gom rác tại các khu vực,
tuyến phố trung tâm.
Có quy trình thu gom
riêng các loại rác độc hại, rác y tế, phân loại và xử lý đúng quy trình theo
quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội
hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác; đặc biệt là đối với địa bàn các
huyện.
Tiếp tục thực hiện, duy
trì phong trào tổng vệ sinh toàn Thành phố vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng
tuần; tập trung vào khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; các khu
tập thể, tổ dân phố, khu dân cư tập trung.
3. Công tác thu dọn, vận
chuyển, xử lý đất thải, phế thải xây dựng:
Các quận, huyện, thành phố
trực thuộc bố trí và công bố công khai các điểm tập kết để trung chuyển đất thải,
phế thải xây dựng trên địa bàn.
Đối với các công trình
xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải thực hiện đúng các quy định của
Thành phố về thu dọn, vận chuyển đất thải, phế thải và bảo đảm vệ sinh khu vực
công trường. Mọi trường hợp làm bẩn hè phố, lòng đường phải bị xử lý và phải kịp
thời khắc phục ngay, không để ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và trật tự an toàn
giao thông.
Xử lý nghiêm khắc với hình
phạt cao nhất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp đổ đất thải,
phế thải không đúng nơi quy định; làm rơi đất, phế thải trên đường; đặc biệt là
các trường hợp cố tình đổ đất thải, phế thải trên đường, nơi công cộng.
4. Thực hiện các giải pháp
giảm bụi bẩn trên đường phố:
Các đơn vị vệ sinh môi
trường thực hiện quy trình tăng cường quét hút rác, bụi, tưới nước rửa đường,
hè phố, quảng trường bảo đảm luôn sạch, hạn chế bụi bẩn; đặc biệt vào những ngày
thời tiết hanh khô hoặc đường phố bụi bẩn sau khi mưa.
Xác định một số khu vực
trung tâm, các tuyến đường cửa ngõ, đường vành đai, tuyến đường có lưu lượng
phương tiện giao thông lớn để tăng cường quy trình tưới nước, quét, hút; thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, không để phát sinh bụi bẩn.
Các phương tiện vận chuyển
đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng rời phải che chắn đúng quy định, không để
vật liệu rơi vãi trên đường; phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, làm sạch
thường xuyên, không gây bụi bẩn trên đường.
Chủ đầu tư, đơn vị thi
công công trình phải tuân thủ đúng các quy định về che chắn, tưới nước giảm bụi,
hạn chế bụi bẩn đến môi trường.
Tăng cường hoạt động, bố
trí thêm các trạm rửa xe tại khu vực khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng.
Nghiên cứu, bố trí một số trạm rửa xe tự động trên các tuyến đường vào trung
tâm Thành phố.
5. Xây dựng, lắp đặt bổ
sung và đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhà vệ sinh công cộng:
Xây dựng, lắp đặt thêm một
số nhà vệ sinh công cộng (ngầm, nổi, bằng thép, di động...) tại các khu vực thường
xuyên tập trung đông người, khách du lịch, khách vãng lai, phù hợp với cảnh
quan đô thị và vệ sinh môi trường. Lắp đặt biển chỉ dẫn để nhân dân biết, sử dụng.
Duy trì, bảo đảm vệ sinh
đối với hệ thống nhà vệ sinh công cộng, thuận tiện, sạch sẽ cho sử dụng. Nghiên
cứu, thực hiện không thu phí tại các nhà vệ sinh công cộng ở một số địa điểm
thường xuyên phục vụ khách du lịch, khách vãng lai.
6. Tổ chức các đợt tăng
cường vệ sinh môi trường, lựa chọn một số tuyến phố, khu vực để làm điểm:
Thực hiện các đợt cao điểm
về công tác tuyên truyền và bảo đảm vệ sinh môi trường nhân các dịp lễ, Tết và
đặc biệt là trong thời gian tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
UBND Thành phố và UBND
các quận, huyện, thành phố trực thuộc xác định một số khu vực trung tâm, tuyến
phố, tuyến đường trọng tâm để thực hiện điểm việc bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo
ra tuyến đường, tuyến phố “xanh - sạch - đẹp”.
7. Thực hiện đồng bộ công
tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông
và chỉnh trang đô thị:
Các sở, ngành Thành phố,
UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các xã, phường, thị trấn thực hiện
công tác vệ sinh môi trường kết hợp với thực hiện công tác quản lý hè phố, lòng
đường theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND, Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND của
UBND Thành phố; tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, mái vẩy không đúng quy định;
xoá bỏ quảng cáo rao vặt làm mất mỹ quan đô thị; chỉnh trang hệ thống cây xanh,
thảm cỏ, vườn hoa; hệ thống và lắp đặt lại các biển báo, biển chỉ dẫn đồng bộ,
thống nhất; tăng cường trang trí, chiếu sáng; tổ chức khơi thông cống rãnh
thoát nước, dọn sạch các ao hồ, xử lý nước ao hồ tù đọng, ô nhiễm...
III.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tổ chức tuyên truyền,
vận động nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội
cùng tham gia thực hiện:
UBND Thành phố tổ chức
quán triệt và triển khai nội dung Kế hoạch, giao nhiệm vụ tới các sở, ngành
liên quan, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc với những nội dung, yêu cầu
cụ thể.
Các cơ quan thông tin,
tuyên truyền và hệ thống báo, đài của Trung ương, của Thủ đô thường xuyên đưa
tin, bài khơi dậy ý thức và trách nhiệm của người dân Thủ đô trong việc bảo vệ
môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch; phổ biến các quy định về vệ
sinh môi trường để nhân dân biết, thực hiện. Tăng cường thực hiện các bài viết,
phóng sự, đưa tin, hình ảnh về các hoạt động bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa
bàn Thành phố; kịp thời khen ngợi, biểu dương những tổ chức, đơn vị cá nhân làm
tốt; phê phán các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chưa thực hiện
tốt các quy định về vệ sinh môi trường, các hành vi làm ảnh hưởng tới môi trường.
Các cơ quan thông tin, truyền thông, báo đài tiếp tục xây dựng chuyên mục tăng
cường quản lý đô thị, trong đó phản ánh thường xuyên, kịp thời việc thực hiện
công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn các địa phương.
Tổ chức thu hút xã hội
hoá các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan thông qua các hình thức:
bandôn, khẩu hiệu, panô, áp phích... và tuyên truyền lưu động trên địa bàn các
tập trung đông dân cư. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ
sinh môi trường, trật tự đô thị kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông
trên hệ thống loa truyền thanh của phường, xã, thị trấn.
Tổ chức biên soạn nội
dung các tờ rơi về bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, trật tự an toàn
giao thông để phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức đoàn thể, hộ
gia đình để nhân dân, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên biết và thực hiện.
Tổ chức họp tổ dân phố để
phổ biến quy định về vệ sinh môi trường, ký cam kết với các hộ dân có nhà mặt
phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ không xả rác tùy tiện ra hè phố, lòng đường và
tham gia quản lý, giữ cho hè phố, lòng đường sạch sẽ.
Các cấp chính quyền phối
hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp để tuyên truyền, vận động
đoàn viên, hội viên tham gia và vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia; phối
hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức kiểm tra, giám sát thường
xuyên việc triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường ở cơ sở.
2. Phát động các phong
trào, các đợt thi đua:
Duy trì và tiếp tục thực
hiện có hiệu quả phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ
đô không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng” trên địa bàn toàn Thành phố
và phong trào thực hiện tổng vệ sinh vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần,
tập trung vào khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các khu tập
thể, tổ dân phố, khu dân cư tập trung.
Tổ chức các đợt cao điểm
về vệ sinh môi trường trong các dịp Kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội, dịp Tết
Nguyên đán Canh Dần, dịp kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam
(30/4), Quốc tế Lao động 01/5/2010, Kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh (02/9); trọng
tâm là tháng cao điểm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trên cơ sở các phong trào
thi đua, các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường của Thành phố, các cơ quan, đơn
vị, tổ chức đoàn thể, các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, các địa phương tổ
chức các phong trào thi đua thiết thực, cụ thể trong từng cơ quan, đơn vị, góp
phần thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường của Thành phố.
3. Tổ chức các tuyến phố,
khu vực để thực hiện mô hình điểm:
Thành phố lựa chọn khu vực
xung quanh hồ Hoàn Kiếm, các tuyến đường: Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi -
Điện Biên Phủ - Trần Phú, Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy
Hưng, Xuân Thuỷ - Cầu Giấy, Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng làm các tuyến điểm về bảo
đảm vệ sinh môi trường.
Mỗi quận, huyện, thành phố
Hà Đông, Sơn Tây lựa chọn một khu vực trung tâm, một số tuyến đường, tuyến phố
chính để thực hiện “điểm” về công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm đường phố
luôn sạch, đẹp.
Trên cơ sở kinh nghiệm,
cách thức tổ chức thực hiện ở các tuyến làm “điểm”, triển khai mở rộng ra các địa
bàn, tuyến phố, tuyến đường khác sau dịp tổ chức sơ kết 6 tháng thực hiện Kế hoạch
của UBND Thành phố.
4. Đầu tư các hạ tầng kỹ
thuật đô thị, đầu tư trang thiết bị, phương tiện:
Đẩy nhanh việc triển khai
và sớm hoàn thành các Dự án mở rộng khu xử lý rác, bãi rác ở Sóc Sơn, Sơn Tây,
Chương Mỹ; tiếp tục triển khai đầu tư khu xử lý rác ở xã Trần Phú (Chương Mỹ);
sớm quy hoạch và lập dự án khu xử lý rác tập trung tại một số huyện ngoại
thành.
Đầu tư, mua sắm thêm xe
ép rác, xe vận chuyển rác có công suất phù hợp với đặc điểm của các tuyến phố,
khu vực dân cư và nhu cầu vận chuyển rác ở từng quận, huyện.
Đầu tư xây dựng một số
nhà vệ sinh ngầm, lắp đặt nhà vệ sinh bằng thép tại các điểm công cộng phục vụ
nhu cầu sử dụng của nhân dân, của du khách. Duy trì, bảo đảm hiệu quả sử dụng
các nhà vệ sinh công cộng hiện có.
Lắp đặt thêm một số trạm
cấp nước phục vụ quét hút, tưới nước rửa đường; trạm rửa xe tại các bãi khai
thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng... hạn chế bụi bẩn do phương tiện vận chuyển
gây ra.
5. Kiểm tra, xử lý vi phạm:
Kiểm tra, xử lý vi phạm về
trật tự đô thị, vệ sinh môi trường là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên của
UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn; của
thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng, thanh tra văn hoá cùng với sự phối hợp
của cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường, lực lượng tự quản,
dân phòng ở phường, xã, thị trấn.
Tăng cường các đợt cao điểm
và duy trì thường xuyên, lâu dài việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vệ
sinh môi trường. Xử phạt hành chính và áp dụng các hình phạt bổ sung ở mức cao
nhất theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường,
trật tự đô thị; đặc biệt là các trường hợp cố tình, vi phạm nhiều lần.
6. Kiểm tra, giám sát việc
triển khai thực hiện:
UBND Thành phố thực hiện
kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố
tại các quận, huyện, thành phố trực thuộc, sở, ngành liên quan và tại các xã, phường,
thị trấn.
Thông qua kiểm tra, giám
sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc trong chỉ đạo tổ chức thực hiện
Kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung; đôn đốc, nhắc nhở các quận, huyện,
thành phố trực thuộc, các sở, ngành, xã, phường, thị trấn, các đơn vị, cơ sở
duy trì thực hiện Kế hoạch; đồng thời, làm cơ sở để xem xét, đánh giá, thi đua,
khen thưởng được chính xác, kịp thời.
IV. TIẾN ĐỘ VÀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Tiến độ triển khai:
- Từ tháng 4/2009 đến hết
tháng 5/2009:
+ Tổ chức tuyên truyền nội
dung Kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền
thanh của phường, xã, thị trấn;
+ Tổ chức quán triệt và
triển khai Kế hoạch tới các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành,
các đơn vị; hoàn thành trước 15/5/2009.
+ UBND các quận, huyện,
thành phố Hà Đông, Sơn Tây, các sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và
Truyền thông, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Giáo dục Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể Thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về
việc thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố, gửi về UBND Thành phố, Sở Văn hoá
Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng trước 20/5/2009.
+ Chuẩn bị một số điều kiện
cần thiết để thực hiện Kế hoạch: xây dựng phương án; bố trí nhân lực, thiết bị,
phương tiện; bố trí điểm tập kết phế thải, đất thải, lắp đặt các thùng rác.v.v.
- Sáng thứ Bảy, ngày
30/5/2009, tổ chức ra quân thực hiện vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn Thành
phố.
- Từ ngày 30/5/2009:
+ Bắt đầu thực hiện việc đảm
bảo vệ sinh môi trường theo Kế hoạch của UBND Thành phố. Các đơn vị thực hiện
công tác môi trường thực hiện các quy trình thu gom; vận chuyển rác,
quét hút, tưới nước, rửa đường đảm bảo đường phố sạch sẽ, không bụi bẩn.
+ Các đơn vị, lực lượng
chức năng tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường;
trong đó tập trung xử lý các vi phạm gây bụi bẩn đường phố, đổ rác thải, đất thải,
phế thải không đúng quy định.
+ Thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch; gắn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với thực
hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng xã hội tự giác chấp
hành, thực hiện; thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai
thực hiện ở địa phương, cơ sở.
- Tháng 9/2009: UBND các
quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, UBND Thành phố tổ chức sơ kết,
đánh giá 3 tháng thực hiện Kế hoạch; Phát động đợt cao điểm về vệ sinh môi trường
kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội;
- Tháng 12/2009: UBND các
quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, UBND Thành phố tổ chức sơ kết,
đánh giá 6 tháng thực hiện Kế hoạch; Phát động đợt cao điểm về vệ sinh môi trường
phục vụ nhân dân đón Tết nguyên đán Canh Dần 2010;
- Tháng 4/2010: Phát động
đợt cao điểm về vệ sinh môi trường kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền
Nam (30/4), Quốc tế Lao động (01/5);
- Tháng 8/2010: Tổ chức hội
nghị quán triệt, xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ dịp Đại lễ
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; Tổ chức đợt cao điểm về vệ sinh môi trường chào mừng
65 năm Quốc khánh (02/9);
- Từ 15/9/2010: Thực hiện
tháng cao điểm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;
- Tháng 11/2010: Tổng kết
thực hiện Kế hoạch và định hướng công tác duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường
trong những năm tiếp theo.
2. Phân công trách nhiệm
1. Sở Xây dựng: Là cơ
quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên
quan, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc trong việc triển khai thực hiện
Kế hoạch. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh môi trường
trên địa bàn các quận, thành phố trực thuộc, các khu xử lý rác tập trung. Chủ
trì nghiên cứu tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường, trình
UBND Thành phố trong tháng 5/2009.
Tổ chức hội nghị quán triệt
nội dung Kế hoạch và định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban với các đơn vị thực hiện
công tác vệ sinh môi trường để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và các giải
pháp theo Kế hoạch. Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn về vệ sinh môi trường; điều chỉnh, bổ sung các giải
pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
chỉ đạo gắn kết công tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị và chỉnh
trang đô thị.
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn: Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc
tuyên truyền sâu rộng, vận động nhân dân khu vực nông thôn giữ gìn vệ sinh môi
trường, không xả rác ra đường làng, ngõ xóm; không dùng hóa chất độc hại, phân
bón không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; hướng dẫn nhân dân
phân loại từ nguồn các loại rác (rác hữu cơ, rác vô cơ) để hạn chế tỷ lệ rác thải
chôn lấp, tăng tỷ lệ rác thu hồi, tái chế. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện
đảm bảo vệ sinh môi trường ở các huyện.
3. Sở Giao thông vận tải:
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện
giao thông gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, vận chuyển đất thải, phế thải, vật
liệu xây dựng không đúng quy định. Kiểm tra, xử lý các trường hợp đào hè, đường
thi công công trình gây bụi bẩn, ô nhiễm. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm khắc
các phương tiện giao thông đổ trộm phế thải, đất thải trên đường phố.
4. Công an Thành phố: Phối
hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc và chỉ đạo
Công an quận, huyện, thành phố trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về
vệ sinh môi trường, vi phạm các quy định về quản lý trật tự đô thị, trật tự an
toàn giao thông.
5. Sở Tài nguyên Môi trường:
Chủ trì, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiểm tra, quan trắc, đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm để
có biện pháp khắc phục. Thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm tại một số sông,
hồ, ao trên địa bàn Thành phố.
6. Sở Y tế: Chỉ đạo các
Trung tâm y tế, Trạm y tế phường, xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn nhân dân thực
hiện các quy định về vệ sinh môi trường theo chuyên ngành; triển khai các biện
pháp vệ sinh phòng dịch, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Sở Công Thương: Chỉ đạo
lực lượng chức năng phối hợp, kiểm tra, xử lý các cửa hàng, siêu thị, cơ sở
kinh doanh dịch vụ vi phạm quy định quản lý hè phố, lòng đường, không đảm bảo vệ
sinh môi trường, có hành vi xả rác thải, chất thải ra đường phố, nơi công cộng.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, soạn
bài giảng trong các trường tiểu học, trung học, phổ thông trung học; tổ chức
các buổi tổng vệ sinh trường học và các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức
giữ gìn vệ sinh môi trường của các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh.
9. Sở Văn hoá Thể thao và
Du lịch: Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan, các quận, huyện, thành phố trực thuộc trong việc thực hiện các
biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân; kiểm tra, đánh giá và đẩy mạnh phong
trào vận động toàn dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tổ chức hội nghị phổ biến
nội dung, yêu cầu của Kế hoạch và nhiệm vụ được giao trong công tác tuyên truyền,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện tới các cơ quan báo đài, thông tin tuyên truyền,
các phòng Văn hoá Thông tin, đài truyền thanh quận, huyện. Định kỳ tổ chức giao
ban, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền.
Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên việc thực
hiện Kế hoạch
10. Sở Thông tin và Truyền
thông: Chủ trì, phối hợp với các sở: Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, các
sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc đẩy mạnh công tác thông
tin, truyền thông về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng chuyên mục, tăng cường
đưa tin bài, phóng sự, hình ảnh về thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa
bàn Thủ đô.
11. Sở Kế hoạch và Đầu
tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan, UBND các quận,
huyện, thành phố trực thuộc lập kế hoạch đầu tư các Dự án, công trình hạ tầng kỹ
thuật liên quan đến vệ sinh môi trường, xử lý rác.
12. Sở Tài chính: Bố trí
nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các sở, ngành, UBND các quận,
huyện, thành phố trực thuộc thực hiện bảo đảm hiệu quả.
13. Sở Nội vụ (Ban Thi
đua Khen thưởng): Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức phát
động các phong trào thi đua, phối hợp kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch và đánh
giá kết quả thi đua của từng đơn vị.
14. Đề nghị Mặt trận Tổ
quốc Thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Liên đoàn
Lao động Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố: Vận động
đoàn viên, hội viên và nhân dân Thủ đô thực hiện nếp sống văn hoá, không xả
rác, vứt rác ra đường, nơi công cộng, gắn với duy trì thực hiện các phong trào
xây dựng nếp sống văn hoá do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị phát động.
Tham gia các hoạt động
tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động thiết
thực, cụ thể giữ gìn vệ sinh môi trường. Tham gia kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện Kế hoạch.
15. Đề nghị các quận ủy,
huyện ủy, Thành ủy Hà Đông, Thành ủy Sơn Tây: Tăng cường công tác chỉ đạo,
tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến từng chi bộ, đảng viên mục đích, yêu cầu,
nội dung Kế hoạch; gương mẫu thực hiện công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường
và vận động quần chúng nhân dân cùng thực hiện.
16. UBND các quận, huyện,
thành phố Hà Đông, Sơn Tây:
UBND các quận, huyện,
thành phố trực thuộc chỉ đạo quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch
của UBND Thành phố đến các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban chức năng; phổ
biến mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị của
Trung ương và các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn để huy động, phối hợp
cùng tham gia.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
cụ thể của từng quận, huyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của quận, huyện.
Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lý, đôn đốc, giám sát việc
thực hiện của các xã, phường, thị trấn, các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh
môi trường.
Tổ chức tuyên truyền, vận
động để mọi người dân, các cơ quan tổ chức có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh
môi trường; huy động các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân
dân địa phương tham gia thực hiện tổng vệ sinh hàng tuần vào chiều thứ Sáu,
sáng thứ Bảy. Thông báo đến các cơ quan, doanh nghiệp của Trung ương, Thành phố
đóng trên địa bàn tích cực tham gia các phong trào vệ sinh và thực hiện tốt
công tác vệ sinh môi trường trong cơ quan, đơn vị.
Triển khai đồng bộ, thường
xuyên việc kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô
thị, quản lý hè phố, lòng đường và công tác chỉnh trang đô thị. Hàng tháng, tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch và
UBND Thành phố.
17. UBND các phường, xã,
thị trấn:
Trực tiếp tổ chức thực hiện
các phong trào vệ sinh môi trường ở tổ dân phố, cụm dân cư; tổ chức tuyên truyền,
vận động, ký cam kết đến từng hộ dân, các hộ kinh doanh, cửa hàng ăn uống trên
địa bàn không xả rác ra đường phố, nơi công cộng. Kiểm tra, nhắc nhở, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm. Có kế hoạch duy trì việc kiểm tra, xử lý về công
tác vệ sinh môi trường gắn với quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao
thông để tạo thành nề nếp.
Những vi phạm về vệ sinh
môi trường xảy ra nghiêm trọng, kéo dài, nhiều lần mà chính quyền xã, phường,
thị trấn không có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền thì Chủ
tịch UBND các phường, xã, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị thanh tra chuyên
ngành chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc.
18. Các đơn vị thực hiện
vệ sinh môi trường: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực
hiện trên địa bàn được giao quản lý. Thực hiện đúng các quy trình vệ sinh môi
trường theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thành phố trực
thuộc, các xã, thị trấn để đảm bảo vệ sinh môi trường. Các đơn vị không hoàn
thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý về hành chính theo quy định của Nhà nước.
3. Phân công trách nhiệm
kiểm tra, giám sát
- UBND Thành phố thành lập
các tổ kiểm tra liên ngành:
+ Tổ kiểm tra tình hình vệ
sinh môi trường ở các quận, thành phố Hà Đông, Sơn Tây: Sở Xây dựng làm tổ trưởng.
+ Tổ kiểm tra tình hình vệ
sinh môi trường ở các huyện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm tổ trưởng.
+ Tổ kiểm tra phong trào
vận động toàn dân tham gia tổng vệ sinh sáng thứ Bảy hàng tuần ở khu dân cư: Sở
Văn hoá Thể thao và Du lịch làm tổ trưởng.
+ Hàng tháng, UBND Thành
phố tổ chức giao ban về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Các sở tổ chức kiểm tra
theo chuyên ngành về những nội dung trong Kế hoạch ở các quận, huyện, đơn vị trực
thuộc và kiểm tra toàn diện công tác vệ sinh môi trường ở các địa bàn, các sở
theo phân công của UBND Thành phố
- UBND quận, huyện, thành
phố Hà Đông, Sơn Tây tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác vệ
sinh môi trường ở xã, phường, thị trấn và tổ chức kiểm tra chéo giữa các quận,
huyện theo phân công của UBND Thành phố.
- UBND các phường, xã, thị
trấn kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường ở các cụm dân cư, tổ dân phố,
thôn, xóm.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc
Thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động
Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố chỉ đạo các cấp
đoàn, cấp hội phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các sở, ngành, quận,
huyện, thành phố trực thuộc, các xã, phường, thị trấn; phản ánh kịp thời về
UBND Thành phố, UBND các quận, huyện việc thực hiện ở cơ sở.
V.
KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Sở Tài chính bố trí nguồn
kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung Kế hoạch. Nghiên cứu, đề xuất UBND
Thành phố về việc sử dụng tiền thu từ xử phạt các vi phạm về vệ sinh môi trường
để phục vụ các hoạt động theo nội dung Kế hoạch, trình UBND Thành phố trong
tháng 5/2009.
- Các sở, ngành, UBND các
quận, huyện, thành phố trực thuộc lập kế hoạch và dự toán chi tiết nội dung
công việc theo kế hoạch, trình Sở Tài chính xem xét, cấp bổ sung kinh phí cho
các nhiệm vụ đầu tư, tăng cường thực hiện duy trì vệ sinh môi trường và các hoạt
động tuyên truyền, vận động thực hiện Kế hoạch.
UBND Thành phố yêu cầu
các đơn vị liên quan khẩn trương và nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch để
công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố đạt được những kết quả tốt./.
Nơi nhận:
- Đ/c Nguyễn
Sinh Hùng- Phó Thủ tướng thường trực CP - Trưởng BCĐ QG kỷ niệm 1000 năm TL;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Đ/c Chủ tịch HĐND TP;
- TTTU, TT HĐND TP;
- BCĐ QG kỷ niệm 1000 năm TL;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Các Bộ: TT & TT, VH TT & DL; (để báo cáo)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- VP BCĐ QG kỷ niệm 1000 năm TL;
- Các sở: VHTT&DL, TT&TT, CA TP,
XD, TNMT, Y tế, GD-ĐT, C.Thương, NN&PTNT, T.chính, KH&ĐT, GTVT;
- MTTQ TP, Hội LH Phụ nữ TP, Thành Đoàn HN, Hội CCB, Hội Nông dân, Liên đoàn
Lao động TP;
- VPTU, Ban TGTU, ĐU Khối ĐH, ĐU Khối DCĐ TP;
- Các quận ủy, huyện ủy, Thành ủy: Sơn Tây, Hà Đông;
- UBND các quận, huyện, T.p. Hà Đông, Sơn Tây;
- Các đơn vị thực hiện VSMT;
- Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Đài PTTH HN;
- Phân xã HN;
- Các báo: HNM, KTĐT, ANTĐ, T.trẻ TĐ, P.nữTĐ, HNM Online;
- Các báo, đài của TW, Hà Nội;
- VPUB: CPVP, GT, TH, CT, XD, VHKG;
- Lưu : VT, GTThắng (3 bản). (150 bản)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khôi
|