Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 59/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2016
Ngày có hiệu lực 17/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 17 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐON 2016 - 2025

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một schế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định s18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 -2025;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan Đảng. Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các Hội được giao biên chế cấp tỉnh cấp huyện.

2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

3. Những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn và xóm, bản, tổ dân ph.

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Góp phn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phm cht, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện

- Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, năng lực hội nhập quốc tế, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bnhiệm ngạch, bnhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm.

- Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

b) Đi với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trlên; 90% công chức xã có trình độ đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

- Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nht 01 ln trong thời gian 02 năm.

[...]