Kế hoạch 59/KH-UBND về bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 59/KH-UBND
Ngày ban hành 11/03/2022
Ngày có hiệu lực 11/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022

Thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 03/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; căn cứ kết quả thực hiện năm 2021 và kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về ATTP năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2021

1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

Kịp thời ban hành và chỉ đạo triển khai đồng bộ các kế hoạch, đề án: Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp 2021, các Đề án sản xuất vụ mùa; văn bản chỉ đạo chỉ đạo bổ cứu sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19, khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau Covid-19; tăng cường công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản....

2. Về công tác thông tin truyền thông giáo dục

Tổ chức 21 lớp tập huấn/buổi tuyên truyền hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP cho cán bộ cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn sản xuất đảm bảo ATTP, theo hướng VietGAP... cho hơn 2.000 lượt người; cấp phát gần 13.000 tờ rơi/tờ dán/sổ tay phổ biến, tuyên truyền các quy định về sản xuất kinh doanh VTNN, ATTP nông lâm thủy sản; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng, phát sóng trực tiếp Chương trình “Đồng hành với nhà nông” từ ngày 07/11/2021 với tần suất 1 lần/tuần, duy trì phát sóng Chương trình truyền hình nông nghiệp, nông thôn hàng tuần; xây dựng nhiều tin, bài hướng dẫn thực hiện quy định về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.

3. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, ATTP gắn với kết nối, tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện dịch bệnh.

- Thông qua các chương trình, chính sách của Trung ương, của tỉnh, gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã lồng ghép hỗ trợ, phát triển, mở rộng các vùng/cơ sở sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, tiêu chuẩn IS022000...)). Đến nay có 438 cơ sở được chứng nhận đặt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP, ISO... gồm: 401 cơ sở trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 2.524,61ha cây trồng các loại; 10 trang trại và hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP; 16 cơ sở chế biến nông sản, thủy sản có giấy chứng nhận HACCP; 06 cơ sở chế biến nông sản, thủy sản có giấy chứng nhận GMP; 04 cơ sở chế biến giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO và 25 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn có xác nhận vái các sản phẩm: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh, rau củ quả, chè, thịt lợn, thịt, nhung hươu, thủy sản, gạo;

- Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; 150 cơ sở chế biến thực phẩm nông nghiệp đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho 270 sản phẩm, cùng với tiến trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, các cơ sở này đã được chọn để thí điểm số hóa thông tin về quy trình, nhật ký sản xuất đưa lên các hệ thống phần mềm quản lý như: Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chuyển đổi số Chương trình OCOP Hà Tĩnh...;

- Đã triển khai thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, tiêu thụ đối với trên cây bưởi Phúc Trạch và cây ăn quả múi, thu thập thông tin, xử lý, số hóa dữ liệu cho 2.609 hộ sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch với diện tích là 899 ha; số hóa dữ liệu đối với 1.873ha của 1.611 hộ dân sản xuất cam chanh, cam bù theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ; xây dựng Web thông tin, App bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh;

- Hỗ trợ số hóa dữ liệu cho 11.000m2 nhà màng ứng dụng các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh kết nối, điều khiển tự động trong quá trình tưới nước và bón phân của 99 hộ và 12 HTX, THT với diện tích 109 ha, sản lượng 4.473 tấn rau các loại;

- Hỗ trợ tập huấn kỹ năng bán hàng và xây dựng các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn (Sendo, Voso, Postmart, Hatiplaza) cho các cơ sở sản xuất, đến nay đã kết nối đưa sản phẩm Cam Vũ Quang vào bán trong hệ thống siêu thị Co.op mart toàn quốc; cam Khe Mây đang ký hợp đồng lâu dài vào hệ thống Vinmart toàn quốc, nước mắm Phú Khương, Luận Nghiệp... lên các sàn thương mại điện tử.

4. Thanh tra, kiểm tra chất Iượng hàng hóa vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông sản

4.1. Cấp giấy chứng nhận

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa VTNN (đối với các cơ sở thuộc diện phải cấp giấy): năm 2021, đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 268 cơ sở kinh doanh VTNN. Lũy kế đến nay việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh VTNN đạt 100%, bao gồm: 575/575 cơ sở kinh doanh phân bón, 489/489 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, 263/263 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, 06 cơ sở chăn nuôi, sản xuất giống lợn;

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: công tác thẩm định, xếp loại cơ sở đủ điều kiện ATTP được duy trì hiệu quả. Tiến hành rà soát, cập nhật thông tin của 546 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện cấp Giấy chứng nhận ATTP, đã kiểm tra, đánh giá phân loại đối với 500 cơ sở (đạt tỷ lệ 91,57%), 100% cơ sở được xếp loại A, B đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm/520 cơ sở thẩm định. Lũy kế đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 468 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP còn hiệu lực;

- Ký cam kết ATTP: Tổ chức ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn cho 19.926/19.970 cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đạt tỷ lệ 99,78%).

4.2. Thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa VTNN, an toàn thực phẩm được triển khai bài bản, có hiệu quả, số vụ vi phạm nghiêm trọng về chất lượng, ATTP phát hiện rất ít, các hành vi vi phạm về sản xuất kinh doanh VTNN, ATTP được phát hiện và xử lý nghiêm.

Toàn Ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với 1.126 lượt cơ sở SXKD VTNN, thực phẩm nông lâm thủy sản, lấy 408 mẫu để giám sát chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 56 trường hợp với số tiền 149,79 triệu đồng, cụ thể:

- Đối với VTNN: Lấy 140 mẫu VTNN các loại để kiểm nghiệm chất lượng. Qua kết quả kiểm nghiệm phát hiện 02 mẫu không đảm bảo chất lượng (01 mẫu TĂCN, 01 mẫu lúa giống) tương ứng với tỷ lệ mẫu không đặt là 1,43% (2/140 mẫu). Phát hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với 26 cơ sở số tiền 97,65 triệu đồng (các hành vi vi phạm chủ yếu: Kinh doanh thuốc BVTV ngoài danh mục, hàng hết hạn sử dụng, điều kiện kinh doanh, chất lượng sản phẩm...);

- Về ATTP nông lâm thủy sản: Lấy 268 mẫu sản phẩm các loại (gồm: 114 mẫu sản phẩm nguồn gốc thực vật; 98 mẫu sản phẩm có nguồn gốc động vật; 56 mẫu có nguồn gốc Thủy sản) để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng, ATTP (100% mẫu kiểm tra đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố). Xử phạt vi phạm hành chính 30 trường hợp với số tiền 52,14 triệu đồng (các hành vi vi phạm chủ yếu: sử dụng nguyên liệu thịt lợn để chế biến giò chả không có hồ sơ chứng minh đã qua kiểm tra vệ sinh thú y, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, vi phạm về điều kiện chế biến thực phẩm, bao bì, nhãn mác...).

5. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm

- Công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tiếp tục được các cấp quan tâm cao chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ gia súc giết mổ tập trung bình quân đạt trên 70%. Trong năm 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc và dịch Covid 19, số lượng gia súc đưa vào cơ sở giết mổ, số người hành nghề giết mổ cũng giảm so với năm trước. Hiện có, 07/39 cơ sở giết mổ tập trung đang dừng hoạt động tại các địa phương, cụ thể Hương Khê (03 cơ sở), Hương Sơn (01 cơ sở), Vũ Quang (01 cơ sở), Đức Thọ (01 cơ sở), Cẩm Xuyên (01 cơ sở);

- Công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình. Trong năm 2021 thực hiện cấp 7.157 giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

[...]