Kế hoạch 58/KH-UBND đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 04/04/2013
Ngày có hiệu lực 04/04/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015

Thực hiện Công văn số 87/UBQG-VP ngày 29/10/2012 của y ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế về hưng dẫn triển khai công tác HNKTQT giai đoạn 2013-2015, UBND thành phHà Nội ban hành "Kế hoạch đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015" với các nội dung chyếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt thực hiện kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới ban hành của Chính phủ và Thành phố về kinh tế- xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HNKTQT để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của thành phHà Nội đến năm 2015.

Khai thác lợi thế của Thủ đô, khắc phục những hạn chế, khó khăn, nhằm tận dụng cơ hội va giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu cực trong quá trình HNKTQT ngày càng sâu rộng, phấn đấu đưa nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững ngang tầm với Thủ đô và Thành phố lớn của các nước phát triển trong khu vực.

2. Yêu cầu

+ Xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện; phân công rõ trách nhiệm, quy định thời gian hoàn thành cụ thể.

+ Các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

II. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KT QUẢ HNKTQT GIAI ĐOẠN 2007-2012

1. Một số kết quả đạt được

Việc triển khai công tác HNKTQT của thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2012 bắt đầu bằng việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP, thành phố Hà Nội đã xây dng Kế hoạch HNKTQT thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình hành động ca Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012,

Các sở, ngành, đơn vị của Thành phđã tập trung triển khai bám sát vào các chương trình, kế hoạch công tác được giao: triển khai tốt công tác tuyên truyền; thủ tục hành chính có chuyển biến cả về nhận thức và hành động; công tác ban hành, sửa đổi những văn bản, cơ chế chính sách triển khai thực hiện cam kết gia nhập WTO được chú trọng; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm; Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phm và doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực; an ninh trật tự được giữ vng,..., phát triển kinh tế- xã hi của thành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực so với thời gian trước khi gia nhập WTO, cụ thể:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 10,8%/năm. Riêng năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1% thp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước, nhưng xu hưng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trưc và cao gấp 1,55 lần so với mức tăng của cả nước. Chuyển dịch cơ cu kinh tế theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2012, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,7%, giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 9,3%, nông-lâm-thủy sản 0,4%.

Xuất khẩu tăng nhanh, mạnh và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Hà Nội. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng trên 2000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tới trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khu bình quân giai đoạn 2007-2011 đạt 21,2%/năm. Tốc độ tăng trưng bình quân giai đoạn này tương đương với mc tăng 21,3% của giai đoạn trước hội nhp 2002-2006. Tuy nhiên, năm 2012 kim ngạch xuất khu chỉ đạt 5,3% thp hơn năm 2011 (do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cu nên các doanh nghiệp xuất khu, đc biệt là doanh nghiệp trong nước, gặp nhiều khó khăn; khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 39 % tng kim ngạch xuất khẩu Thành phố có mức tăng trưởng thấp (2,6%); sự giảm sút của một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực). Cơ cu xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội tiếp tục thay đi theo hưóng giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, nông sản chưa chế biến và tăng dần số lượng các mt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu đã đóng góp ngày càng ln vào tăng trưởng GDP của Thành phố.

Đầu tư quốc tế tăng mạnh và là điểm ni bật trong quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Hà Ni luôn là một trong các địa phương dn đu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giai đoạn 2007-2012, Hà Nội đã phê duyệt và cp phép 1705 dự án FDI bao gồm cả cp mi và tăng vn vi vốn đu tư đăng ký khoảng 11.267 triệu USD, vốn đầu tư trực tiếp thực tế giải ngân là 5415 triệu USD. Đến năm 2012, có 1964 dự án còn hiệu lực đang hoạt động sản xuất kinh doanh với vn đầu tư đăng ký 21,9 tỷ USD, vốn thực hiện được khoảng 9,95 tỷ USD.

Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao như; điện tử- tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới các nhóm sản phẩm có lợi thế và thương hiệu. Đặc biệt kể tsau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội là địa phương thực hiện thành công chương trình phát triển sn phẩm công nghiệp chlực (CNCL). Các DN có sản phẩm CNCL đã góp phần đáng kể với đà tăng trưởng kinh tế của Thđô. Hiện Hà Nội có 53 sản phẩm CNCL gắn với 47 DN chiếm 26,73% giá trsản xuất công nghiệp, 9,5% kim ngạch xuất khẩu, góp phần đáng kế vào nguồn thu ngân sách Thành ph.

Du lịch Hà Nội ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội. Tsau khi gia nhập WTO Hà Nội trở thành một trong hai trung tâm du lịch có lượng khách quốc tế đến nhiều nhất, từ chỗ chỉ chiếm 20% lượng khách quốc tế cả nước đã tăng lên 30%, riêng năm 2012 Hà Nội lần đầu tiên đạt trên 2,1 triệu lượt khách tăng 11,3% so với năm 2011, chiếm 1/3 lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Nguồn nhân lực của Hà Nội trong 5 năm đã có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô và chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ và công nhân kthuật cho sự phát triển kinh tế xã hi của Thủ đô. Hiện nay Hà Nội đang chiếm hơn 60% cán bộ khoa học đầu ngành và hơn 50% cán bộ khoa học có trình độ sau đại học của cnước; tlệ lao đọng qua đào tạo là khoảng 35%. Nếu xét lực lượng trí thức thì tỷ lệ bình quân trí thức trên 1 vạn dân tại Hà Nội là 884, gấp 4 làn mức bình quân chung của cả nước.

Hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế tiếp tục được mrộng và phát huy hiu quả. Hin Hà Nội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với gần 100 Thủ đô, thành phố của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Hàng năm có nhiều đoàn với hàng nghìn lượt cán bộ các cấp của Thành phố đi thăm hữu nghị, nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài, đặt mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, dự hội nghị quốc tế, thu được nhiều kinh nghiệm có thể vận dụng vào điu kiện cụ thể của Thành phố. Khoảng trên 200 đoàn khách nước ngoài vào thăm và làm viêc với Thành phố và thc hin các dán đầu tư, kinh doanh, làm chuyên gia và tham gia các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội với các đơn vị của Hà Nội. Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn và an toàn. Uy tín và vị thế của Hà Nội từng bước được nâng lên trong khu vực và quốc tế.

Nói chung, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thành phố Hà Nội ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện theo cả bề rộng và bề sâu, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát trin văn hóa - xã hội; các ngun lực của Thành phố ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang được thúc đẩy, sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao. Hệ thng htng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát trin đng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cu phát trin của Thủ đô. Các thành phn kinh tế được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ. Doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới sắp xếp lại; đã hoàn thành kế hoạch cphần hóa các DNNN theo kế hoạch được chính phủ duyt. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển manh cả về số lưng và quy mô, năng động trong kinh doanh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

phát triển nhanh, có mức tăng trưởng cao, có vai trò quan trọng trong thu hút vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển được ban hành, thực hiện đồng bộ trong các lĩnh vực: đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa và xuất khu sức cạnh tranh chung của kinh tế Th đô có tiến bộ, từng bước đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quc tế.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Kế hoạch HNKTQT của thành phố Hà Ni còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Sức cạnh tranh của nn kinh tế Thủ đô, của các doanh nghiệp và các sản phẩm nhìn chung chưa cao, tiềm năng thị trường trong nước còn chưa được khai thác hiệu qudo doanh nhiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn thấp, phụ thuộc nhiu vào vốn vay (vn vay cao gấp 2-5 lần vn điu lệ); tăng trưng xuất khu chưa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vn là hàng sơ chế và gia công, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao; hệ thống quản lý phân phi hàng hóa và dịch vụ chưa tốt, tình trạng hàng giả, hàng lậu diễn biến phức tạp.

Thiếu chính sách bình ổn, định giá vật tư, nguyên vật liệu làm cơ sở tính toán chi phí, giá cả cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án ln, lâu dài. Chính sách lãi suất không nhất quán, thay đổi quá nhiều (làm biến động giá nguyên phụ liệu) khiến doanh nghiệp khó hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Vai trò các ngành công nghiệp chủ lực chưa rõ nét; thị trường bt động sản trầm lng.

[...]