Kế hoạch 58/KH-UBND về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 27/02/2018
Ngày có hiệu lực 27/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 2018

Thực hiện Quyết định số 219/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018; để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý cht lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến và kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng an toàn, bền vững, nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018 với nội dung chính như sau:

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017

Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh chọn là năm cao điểm hành động chất lượng, an toàn toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017, UBND tỉnh đã xây dựng, Ban hành Kế hoạch và tổ chức Hội nghị trực tuyến đến tận cấp huyện, cấp xã để triển khai thực hiện năm cao đim trên địa bàn tnh.

Qua 01 năm thực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các ngành cấp tnh và các địa phương: 13/13 huyện, thành phố, thị xã đều xây dựng Kế hoạch thực hiện năm cao điểm; tỷ lệ các cơ sở không đảm bảo điều kiện giảm nhiều so với năm 2016 (từ 9,4% xuống còn 5,3%); tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo điều kiện tăng cao 94,9% (445/469 cơ sở), số cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tăng từ 18.448 cơ sở lên 27.731 cơ sở; bước đầu đã xây dựng một số chuỗi sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận, đảm bảo truy xuất nguồn gốc (Cam Khe Mây, Bưởi Phúc Trạch) góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; hình thành được một số mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, HACCP...; công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y đã được quan tâm, chỉ đạo sát sao, tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung đạt 65-80%. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra được chú trọng đã góp phn nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả người sản xuất - kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm về chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản: Sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp chưa chủ động, quyết liệt, hiệu quả chưa cao (đặc biệt là cấp xã), tình trạng hàng hóa VTNN không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc; việc sử dụng phụ gia, hóa chất ngoài danh mục để sản xuất, chế biến vẫn diễn ra và mang tính chất ngày càng tinh vi; tỷ lệ kiểm tra, giám sát ATTP chưa đáp ứng nguyên tắc theo chuỗi sản phẩm, chưa hình thành được nhiều chuỗi thực phẩm an toàn được xác nhận, truy xuất nguồn gốc đngười tiêu dùng lựa chọn.... Kết quả cụ thể:

1. Công tác chỉ đạo, tham mưu.

- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 23/02/2017 về năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017;

- Các sở, ngành chức năng, các địa phương đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hưng dẫn, triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng hàng hóa VTNN và ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.

2. Về tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật.

- Tổ chức 87 lớp tập huấn; 09 Hội thảo, Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực ATTP; hướng dẫn sản xuất áp dụng quy trình VietGAP; hướng dẫn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hơn 8.000 lượt người tham gia. In và phát 10.000 tờ rơi, tờ dán tuyên truyền về tác hại của chất cấm, thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến thực phẩm.

- Phối hợp với Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam xây dựng 03 đt chương trình (với tổng số phát sóng 28 buổi trên VTV1) truyền thông, quảng bá “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới” đi với các sản phẩm như: Bưởi Phúc Trạch, Cam Hương Khê, Cam Thượng Lộc, chè, Nhung hươu, lợn, bò, Hến Đức Thọ, kẹo Cu đơ...; xây dựng phóng sự tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên Chương trình truyền hình VTV2; xây dựng nhiều tin, bài trên báo, phóng sự, bản tin phát trên đài truyền hình, đài phát thanh tỉnh, huyện, xã.

3. Hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn:

- Triển khai 25 mô hình khuyến nông, trong đó chủ yếu là các mô hình phát triển các sản phẩm chủ lực theo chui giá trị, kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tư vn, đánh giá và chứng nhận VietGAP, VietGAHP cho 52 cơ sở gồm: 09 vùng sản xuất rau củ quả tập trung, quy mô 12 ha và 120 tấn sản phẩm/vụ; 5 vùng trồng chè với tổng diện hơn 540 ha; 27 cơ sở chăn nuôi, quy mô 500 con/lứa trở lên hoặc hơn 300 nái/trại; 12 cơ sở nuôi trồng thủy sản, với quy mô 40 tấn sản phẩm thủy sản/vụ.

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 31 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP còn hiệu lực, gồm: 02 vùng trồng rau củ quả có diện tích 3,8 ha; 01 vùng trồng bưi có diện tích 3,5 ha, 05 vùng trồng cam có tổng diện tích 33,7 ha, 05 vùng trồng chè (chè búp tươi) với tng diện tích 543,253 ha, 16 trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 500 con/lứa trở lên, 02 trại lợn nái có quy mô hơn 300 nái/trại.

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp (Bưởi Phúc Trạch, Cam bù Hương Sơn, Cam Thượng Lộc, Cam Vũ Quang, Mật ong Vũ Quang,...). Triển khai xây dựng 10 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn, đã xây dựng thành công 02 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn có xác nhận là Bưởi Phúc Trạch và Cam Khe Mây gắn với dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Tổ chức thành công Lễ hội cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất năm 2017 nhằm giới thiệu quảng bá, tôn vinh thương hiệu, kích cầu tiêu dùng sản phẩm nông đặc sản của tỉnh.

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, sản phẩm; triển khai xây dựng Đề án “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”. Tổ chức lựa chọn sản phẩm tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017 - Craftviet 2017 và trưng bày sản phẩm, hàng hóa bên lề Hội nghị kết nối cung - cầu tại Hà Nội 2017, tại triển lãm “Việt Nam đối tác kinh doanh tin cậy và giàu tiềm năng” tại Hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nng.

4. Kết quả triển khai Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT.

Tính đến nay có 27.731 cơ sở sản xuất thực phẩm ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

5. Kết quả triển khai Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Về VTNN

+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT (Thông tư 45) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thống kê lập danh sách của 1.111 cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, tiến hành kiểm tra đánh giá 1.434 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, kết quả: 560 cơ sở xếp loại A (chiếm 39,1%), 798 cơ sở xếp loại B (chiếm 55,6%), 76 cơ sở xếp loại C (chiếm 5,3%).

+ Cấp 135 Giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh, gồm: 47 cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV (lũy kế đến nay là 486 cơ sở), 88 cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y (lũy kế đến nay là 189 cơ sở); cấp 85 Chứng chỉ hành nghề Thú y (lũy kế đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 305 người được cấp Chứng chỉ hành ngh Thú y).

- Về sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm

+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm theo Thông tư 45: Thống kê lập danh sách 672 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra đánh giá 469 cơ sở, kết quả: 177 cơ sở xếp loại A (chiếm 37,7 %), 268 cơ sở xếp loại B (chiếm 57,1%), 24 cơ sở xếp loại C (chiếm 5,1%).

[...]