Kế hoạch 571/KH-UBND năm 2015 về bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 571/KH-UBND
Ngày ban hành 04/12/2015
Ngày có hiệu lực 04/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Hồ Việt Hiệp
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 571/KH-UBND

An Giang, ngày 04 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Căn cứ Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ giai đoạn 2014 – 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020.

I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

1. Tính cấp thiết xây dựng kế hoạch:

Qua kết quả kiểm kê đến năm 2013, tỉnh An Giang hiện có 230 Câu lạc bộ, với 2.666 người tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ tại 156 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Qua đó, cho thấy lực lượng tham gia hoạt động đờn ca tài tử của tỉnh rất hùng hậu, đã góp phần phục vụ có hiệu quả nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhiều tầng lớp công chúng trong tỉnh. Tuy nhiên, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, cụ thể như:

- Hầu hết các phong trào đờn ca tài tử của địa phương đều phát triển tự phát, hoạt động còn riêng lẻ, rời rạc, phần lớn các nghệ nhân đã lớn tuổi, những người nắm rõ bài bản đờn hay, hát giỏi còn rất ít, nhất là nghệ nhân đờn;

- Thiếu không gian sinh hoạt đúng nghĩa của đờn ca tài tử, hoạt động đờn ca tài tử thường diễn ra trong các nhà hàng, quán ăn, điểm du lịch...

- Nhiều địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử tại địa phương, số lượng các cuộc thi, liên hoan về đờn ca tài tử còn rất hạn chế, các câu lạc bộ phải tự thân vận động sinh hoạt mà không có nguồn kinh phí hỗ trợ từ địa phương. Hầu hết các câu lạc bộ hoạt động đều vì niềm đam mê vớibnghệ thuật đờn ca tài tử.

- Giới trẻ ngày nay ít quan tâm và tiếp cận đến các loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung và đờn ca tài tử nói riêng mà quan tâm nhiều đến các loại hình âm nhạc hiện đại hơn, đa phần những người quan tâm và thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử thuộc tâng lớp trung niên và cao tuổi. Điều nay dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo lực lượng kế thừa sau này. Các bậc thầy đờn ca tài tử hiện nay phần lớn đã cao tuổi, mà lớp nghệ nhân kế tục không nhiều, đây là điều đáng lo ngại cho công tác truyền dạy, vì vậy cần thiết khẩn trương đào tạo đội ngũ nghệ nhân dạy nghề đờn ca tài tử.

- Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội to lớn trong việc quảng bá hình ảnh về văn hóa, du lịch, việc đờn ca tài tử được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại vẫn đem đến nhiều thách thức, khó khăn trong thời gian tới, nhất là công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này sao cho tương xứng với tiềm năng vốn có của nó trong thời gian sắp tới, nhất là trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế hiện nay.

Từ những khó khăn trên, việc xây dựng đề án là nhu cầu hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch:

- Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Quốc hội khóa 10 quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội khóa 12.

- Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Căn cứ Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ giai đoạn 2014 – 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Căn cứ Công văn số 1098/BVHTTDL-DSVH ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ;

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh về giá trị truyền thống của nghệ thuật đờn ca tài tử. Khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh An Giang, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác tiềm năng, thế mạnh của quần chúng trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nội dung hoạt động đờn ca tài tử.

- Tuyên truyền rộng rãi đến người dân hiểu rõ được tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Lưu giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống vốn có của nghệ thuật đờn ca tài tử.

2. Yêu cầu:

- Các nội dung đề ra trong kế hoạch phải hướng tới các hoạt động thiết thực, hiệu quả, khả thi, trên cơ sở nguồn lực hiện có của tỉnh, tận dụng, tranh thủ các nguồn lực của Trung ương.

- Tiếp tục lồng ghép các hoạt động đã thực hiện trong những năm qua để phát huy những kết quả đã đạt được.

- Đối với các nội dung mới, phải có lộ trình và đảm bảo nguồn vốn thực hiện

- Triển khai thực hiện kế hoạch đúng theo tiến độ, có báo cáo định kỳ, tổ chức sơ kết, tổng kết và làm tốt công tác khen thưởng.

[...]