Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2018 về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 56/KH-UBND
Ngày ban hành 04/05/2018
Ngày có hiệu lực 04/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Anh Dương
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 04 tháng 05 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Trong năm 2017, thực hiện kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 11/4/2017 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2017, các cơ quan chức năng của tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý việc chấp hành pháp luật lao động và tập trung tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp khắc phục các tồn tại, vi phạm; qua đó tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian triển khai còn hạn chế nên các chỉ tiêu cơ bản về việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Việc làm (dưới đây viết là pháp luật lao động) tại các doanh nghiệp, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội.

- Giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, lãn công.

2. Yêu cầu

- Nắm chắc tình hình chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (dưới đây viết là BHXH).

- Chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động như trốn đóng, chậm đóng BHXH, trả lương không đầy đủ, không huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động,...

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh với UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Tăng cường quản lý nhà nước về lao động, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động; giảm các cuộc đình công, lãn công. Phấn đấu hết năm 2020, có trên 70% doanh nghiệp gửi thang lương, bảng lương, đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo quy định pháp luật.

2. Phấn đấu đến năm 2020, mỗi năm tăng ít nhất 5% tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động tham gia BHXH.

3. Tăng cường xử lý tình trạng nợ BHXH của các doanh nghiệp. Phấn đu mỗi năm giảm 10% số nợ BHXH của các doanh nghiệp so với năm trước liền kề.

4. Tối thiểu mỗi năm nâng 10% tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật lao động và giảm 10% tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành kém.

III. NHIỆM VỤ

1. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động

- Rà soát, thống nht nội dung tài liệu hướng dẫn việc thực hiện pháp luật lao động; nội dung các bài viết tuyên truyền các quy định cơ bản của pháp luật lao động để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và để tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của cấp xã.

- Phối hợp, triển khai đồng bộ việc tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vưng mắc cho các doanh nghiệp.

2. Cập nhật dữ liệu qun lý việc chấp hành một số quy định bản của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp đang hoạt động

Rà soát, nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động; tổng hợp kết quả theo dõi, quản lý việc chấp hành pháp luật lao động của các cơ quan chức năng để cập nhật dữ liệu quản lý việc chấp hành một số quy định cơ bản của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.

3. Tổ chức thông báo và đôn đốc doanh nghiệp khắc phục các tồn tại, vi phạm được phát hiện qua dữ liệu quản lý việc chấp hành pháp luật lao động; tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp cố tình không khắc phục hành vi vi phạm

- Ban hành văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết các hành vi vi phạm và đôn đốc doanh nghiệp tổ chức khắc phục.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các doanh nghiệp đã được thông báo và yêu cầu khắc phục vi phạm nhưng sau 30 ngày vẫn chưa triển khai thực hiện.

- Triển khai áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng hình thức khấu trừ tiền từ các tài khoản của doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt để nộp phạt và thanh toán nợ BHXH (nếu có) theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Tổ chức phân loại mức độ chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp (theo 03 mức: Tốt; trung bình; kém) để tập trung đôn đốc và kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp chấp hành kém.

[...]