Kế hoạch 5332/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Truyền thông về xây dựng Xã hội học tập” giai đoạn 2019-2020, tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 5332/KH-UBND
Ngày ban hành 18/11/2019
Ngày có hiệu lực 18/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hoàng Nam
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5332/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 18 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRUYỀN THÔNG VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP” GIAI ĐOẠN 2019-2020, TỈNH QUẢNG TRỊ

Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Xã hội học tập, giai đoạn 2012-2020”; Quyết định s2053/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phvề phê duyệt Đán “Truyền thông về xây dựng Xã hội học tập” đến năm 2020; Kế hoạch s642/KH-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tnh về việc “Thực hiện Đề án Xây dựng Xã hội học tập, giai đoạn 2013-2020”; UBND tnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Truyền thông về xây dựng Xã hội học tập” giai đoạn 2019-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đề án “Truyền thông về xây dựng Xã hội học tập” giai đoạn 2019-2020 phải tập trung nâng cao nhận thức của người dân vmục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng Xã hội học tập (XHHT). Xây dựng XHHT nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời. Đồng thời, thông qua đó huy động sức mạnh tng hp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Xây dựng XHHT dựa trên nền tảng phát triển, đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, đy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ngoài nhà trường.

- Triển khai thực hiện trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tchức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đặc biệt trong cộng đồng dân cư, dòng họ và gia đình về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng XHHT và các hình thức học tập suốt đời. Từ đó, thúc đẩy phong trào xây dựng các mô hình “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập” và “đơn vị học tập”; góp phần đổi mới tư duy về giáo dục theo tư tưởng “Học tập thường xuyên, học tập sut đời”, đviệc học tập luôn được đề cao trong mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Phát huy truyền thống hiếu học, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất ca nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, các ngành, các cấp trong lãnh đạo, chđạo và tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào nhiệm vụ xây dựng XHHT.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai cho các đối tượng phù hợp, đúng mục tiêu, nội dung yêu cầu, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và đồng bộ, lồng ghép với các chương trình, đề án khác có liên quan. Sdụng các phương thức truyền thông hiện có trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thng thông tin truyn thông cơ sở, đội ngũ tuyên truyn viên các cp, đặc biệt khuyến khích sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp vào việc tổ chức tuyên truyền để đảm bảo sử dụng nguồn lực của nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

3. Mc tiêu c th

a) Đối với đối tưng thực hiện tuyên truyền

- 100% cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành ph; Trung tâm sinh hoạt và học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn;

- 100% cán bộ phụ trách Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành ph;

- 100% cán bộ phụ trách trang tin điện tử huyện, thị xã, thành ph; Sở, ban, ngành cấp tỉnh.

b) Đối với đi tượng thụ hưng tuyên truyền

- 100% học sinh tại các cơ sở giáo dục;

- Khoảng 70% lao động nông thôn, lao động tự do.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

- Tập trung tuyên truyền việc thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Xã hội học tập, giai đoạn 2012-2020”; Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Quyết định số 692/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt Đán “Xóa mù chữ đến năm 2020”. Những định hướng, quan điểm, giải pháp trong chỉ đạo, điu hành của Tnh ủy, UBND tỉnh đi với các ngành, các; cp trong việc trin khai và thực hiện chtrương xã hội hóa học tập, công tác xóa mù ch.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương VIII (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Chthị số 05-CT/TU, ngày 15/9/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh y về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đng đi với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các cơ quan doanh nghiệp”; Kế hoạch số 642/KH-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh về việc “Thực hiện Đề án Xây dựng Xã hội học tập, giai đoạn 2013-2020”.

- Tập trung các nội dung chủ yếu sau:

+ Thông tin, tuyên truyền về các mục tiêu xây dựng XHHT và xóa mù chữ theo từng giai đoạn trên địa bàn toàn tỉnh đcác cơ quan nhà nước, các tchức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời, đồng thời huy động các lực lượng xã hội tham gia dạy xóa mù chữ theo phương châm người biết chữ dạy người chưa biết ch.

+ Thông tin tuyên truyền rộng rãi trong đồng bào các dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh về các chính sách xây dựng XHHT, xóa mù chữ cho đồng bào các dân tộc thiểu số và những người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm xây dựng và phát triển tinh thần học tập, thu hẹp khoảng cách chênh lệch vtrình độ giữa min núi và đng bằng.

+ Biểu dương nhng cá nhân, tập th, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số và các gia đình nghèo đã tích cực học tập, xóa mù chữ, nâng cao trình độ. Đồng thời, phê phán những cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo, cản trở việc học tập của nhân dân.

+ Tổ chức tuyên truyền thông qua phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộng đồng học tập; tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm động viên mọi người học tập suốt đời, hàng năm tổ chức Tuần lhưởng ứng học tập sut đời ở các địa phương, đơn vị.

+ Tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về XHHT; tuyên truyền việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đán “Đẩy mạnh các hoạt động học tập sut đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”.

+ Tuyên truyền việc củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục như trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác; Tuyên truyền góp phần đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng.

[...]