Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 527/KH-UBND năm 2017 thực hiện các giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

Số hiệu 527/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2017
Ngày có hiệu lực 02/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 527/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 02 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Kết luận s 150-KL/TU ngày 05/4/2017 về Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tnh lần thứ 7 Khóa XI Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy (Khóa X) về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020-2015, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đk Nông đến năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy và các chương trình, đề án tại Kế hoạch số 313/KH-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Hoàn thiện và đánh giá tổng kết các loại hình, các mô hình sản xuất hiệu quả giai đoạn 2012-2016; qua đó đúc kết, xây dựng thành quy trình sản xuất để tổ chức nhân rộng.

- Tập trung sản xuất sạch, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng vào các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; lựa chọn xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất theo chui giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Liên kết chặt chẽ với các Viện nghiên cứu đlựa chọn và đưa vào sn xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương.

- Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản phẩm được tạo ra từ các vùng sản xuất này. Từ đó tạo hiệu ứng “lan tỏa trong vùng và phát triển mô hình hợp tác xã, thợp tác sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sự bền vững của mô hình sản xuất.

- Chủ động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các vùng sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân tham gia vào sản xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã, thợp tác.

2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp thời kỳ 2017 - 2020 nhịp độ tăng chung đạt 6,8%/năm, trong đó trồng trọt tăng trưởng 6%, chăn nuôi tăng trưởng 12% và dịch vụ nông nghiệp tăng trưởng 19%.

- Đến năm 2020, có từ 7 - 10 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đến năm 2020, hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 500 ha tại các huyện: Đắk Mil, Cư Jút, Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, cùng với Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh (120 ha).

- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng trên 30.000 ha, tập trung vào các cây trồng và vật nuôi thế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đến năm 2020, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đạt khoảng 140 triệu đồng; giá trị sản phẩm trong vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trung bình/ha đến năm 2020 đạt 200 triệu.

- Tăng dần hệ số sử dụng đất và đạt 02 lần trở lên vào năm 2020, tăng nhanh khối lượng và chất lượng nông sản hàng hóa. Đến năm 2020, giá trị sản xuất/ha đất canh tác gấp 1,5 lần trở lên so với năm 2010.

- Tỷ lệ giá trị hàng nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao đạt khoảng 35% vào năm 2020.

- Slao động qua đào tạo tại khu vực nông nghiệp đạt tỷ lệ trên 50% năm 2020.

- Lồng ghép các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo đời sống dân cư nông thôn được đầu tư cơ bản; nhất là thủy lợi, giao thông nông thôn và các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đi khí hậu.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền:

Thực hiện truyền thông, thông tin bằng nhiều hình thức, cách thức phù hợp, dễ hiểu (Ví dụ như: Mở các chuyên mục, trang thông tin trên các Báo, Đài, ...) đthông tin, phản ánh kịp thời các mô hình, đin hình về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh để các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện, đặc biệt truyền thông đngười nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phù hp với năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật của người dân.

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm; chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đsản xuất hiệu quả.

- Nghiên cứu các chính sách cụ thể và hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, tổ liên doanh liên kết sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng các chợ, siêu thị tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp.

[...]