ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2059 /QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày
10 tháng 8 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐỀ ÁN THÀNH LẬP VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số
1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình
quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
Căn cứ chủ trương xây dựng
khu nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Thuận của Thủ tướng Chính Phủ tại Thông
báo số 218/TB-VPCP ngày 11 tháng 05 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 115/TTr-SNN ngày 09 tháng 7
năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao Bình Thuận với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Đề án: Đề án
thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Thuận.
2. Địa điểm, quy mô: Vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Thuận được đầu tư xây dựng tại các xã,
thị trấn: Lương Sơn, Sông Lũy, Bình Tân và Hòa Thắng thuộc huyện Bắc Bình. Quy
mô diện tích toàn vùng 2.155 ha.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng một vùng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao với hệ thống quản lý hiện đại, quy trình công nghệ sản
xuất tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh và đạt các tiêu chuẩn đăng ký chất lượng
trong nước và quốc tế.
- Sản xuất, nghiên cứu tạo ra
các sản phẩm cây trồng có chất lượng, giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu
và tiêu dùng nội địa ở các đô thị lớn theo các nhóm sản phẩm tươi, chế biến
đóng hộp.
- Đóng góp giá trị về kinh tế,
phúc lợi xã hội, hiệu quả về khai thác tài nguyên môi trường bền vững cho cộng
đồng, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia.
- Phát triển nông nghiệp, nông
thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải
thiện đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường
sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao với một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất
lượng và giá trị gia tăng cao; nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp của
vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt 6 - 7% tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Năng suất cây trồng tăng gấp
1,5 - 2 lần so với sản xuất truyền thống.
- Các cây trồng, các doanh nghiệp
đầu tư trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng được các tiêu
chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Các sản phẩm nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao phải đạt các tiêu chí VietGAP hoặc GlobalGAP.
- Quy trình công nghệ sản xuất
phải tiên tiến nhất tại thời điểm đầu tư.
4. Đối tượng bố trí
- Rau và cây hàng năm: Bố trí
các cây trồng chủ lực như dưa lưới, măng tây, hành, tỏi, ớt, nấm ăn,… và khuyến
khích trồng thêm khoai lang Nhật.
- Cây ăn quả: Nho, táo, thanh
long,...
- Cây dược liệu: Phục vụ công
nghiệp chế biến như đinh lăng, sâm bố chính, lô hội, bạc hà,... Nghiên cứu và
trồng thử nghiệm cây bụp giấm, hồng trà,....
5. Các tiêu chí công nghệ ứng
dụng trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thực hiện theo Quyết định số
66/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao
được khuyến khích phát triển; Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục
công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, phải đảm bảo các giải
pháp cụ thể đối với từng loại cây trồng (chi tiết tại phụ lục 1).
6. Phương án phát triển
không gian
Vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Bình Thuận được chia thành các tiểu khu, tiểu vùng có các chức năng
riêng biệt, cụ thể như sau:
STT
|
Loại đất
|
Diện tích
(ha)
|
Cơ cấu
(%)
|
1
|
Khu trung tâm
|
55,00
|
2,55
|
1.1
|
Khu quản lý, điều hành
|
5,00
|
0,23
|
1.2
|
Khu ứng dụng, thực nghiệm
|
27,00
|
1,25
|
1.3
|
Khu tham quan, du lịch
|
20,00
|
0,93
|
1.4
|
Khu nhà ở công nhân
|
3,00
|
0,14
|
2
|
Khu chế biến và xử lý nước
thải, rác thải
|
45,00
|
2,09
|
2.1
|
Tiểu khu chế biến
|
40,00
|
1,86
|
2.2
|
Tiểu khu xử lý nước thải và tập
trung rác thải
|
5,00
|
0,23
|
3
|
Vùng sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
|
1.956,00
|
90,77
|
4
|
Đất phi nông nghiệp
|
99,50
|
4,62
|
4.1
|
Các trạm vận hành sản xuất của
các tiểu vùng
|
0,50
|
0,02
|
4.2
|
Đường giao thông
|
28,00
|
1,30
|
4.3
|
Thủy lợi
|
71,00
|
3,29
|
|
Tổng diện tích
|
2.155,00
|
100,00
|
7. Định hướng đầu tư cơ sở hạ
tầng
Đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ
tầng gồm: Giao thông, thủy lợi, điện, nhà điều hành phục vụ phát triển vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (chi tiết tại phụ lục 2).
8. Các giải pháp chủ yếu
8.1. Xác định tiến độ thực
hiện:
- Giai đoạn 1 (từ nay đến năm
2020): Thực hiện khoảng 1.000 ha.
- Giai đoạn 2 (sau năm 2020):
Thực hiện phần còn lại 1.155 ha.
8.2. Giải pháp về đất đai:
- Đối với đất rừng (thuộc Công
ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý): Công ty TNHH Một thành
viên Lâm nghiệp Bình Thuận tham gia vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
với hình thức góp vốn và tài sản trên đất với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ
cao để tiến hành sản xuất hoặc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bình Thuận
đầu tư nông nghiệp công nghệ cao theo Đề án.
- Đất thuộc quyền sử dụng của
dân đề nghị doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân theo cơ chế:
+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
Người dân góp vốn (đất đai, tài sản trên đất) cùng với doanh nghiệp thành lập
công ty cổ phần.
+ Doanh nghiệp tự thỏa thuận
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Cho thuê quyền sử dụng đất:
Doanh nghiệp tiến hành hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của dân, thời hạn thuê
không quá 50 năm, giá trị thuê thỏa thuận giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.
8.3. Đào tạo nguồn nhân lực:
Doanh nghiệp hợp tác, ký hợp đồng
chuyên môn, hợp đồng lao động với các nhà khoa học, kỹ sư, lao động phổ thông,…
ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu… để tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm, thử
nghiệm công nghệ mới, cây trồng phù hợp trong vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, đồng thời tiến hành đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn.
8.4. Sử dụng công nghệ cao
trong sản xuất:
- Sử dụng công nghệ nhà màng khắc
phục những hạn chế về khí hậu, thời tiết, dịch bệnh và tiết kiệm nước tưới.
- Tùy từng đối tượng cây trồng,
có các loại nhà màng chính được lựa chọn cho vùng sản xuất:
+ Nhà màng tiêu chuẩn đa khẩu độ;
+ Nhà màng kiểu lắp ghép thông
gió trên mái;
+ Nhà màng kiểu vòm lắp ghép;
+ Kết hợp sử dụng hệ thống năng
lượng mặt trời trên mái nhà.
8.5. Cơ chế chính sách:
Áp dụng các cơ chế chính sách
quy định trong Luật Công nghệ cao và Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12
năm 2012, Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015, Quyết định số
2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định
pháp luật có liên quan.
8.6. Xúc tiến đầu tư và
thương mại:
Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công
thương tổ chức buổi hội thảo xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vào vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối tượng mời gọi là các doanh nghiệp, các tổ chức
khoa học công nghệ, Viện nghiên cứu, Trường Đại học...
8.7. Hỗ trợ nguồn vốn:
Thực hiện Nghị quyết số
30/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về các giải pháp trọng tâm thúc
đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó các ngân hàng ưu tiên cho
doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
9. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu
tư cho dự án là 6.953.715 triệu đồng, 100% vốn đầu tư là vốn doanh nghiệp.
10. Tổ chức thực hiện
10.1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án.
- Căn cứ Luật Công nghệ cao;
Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014, Quyết định số
19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các Quy định hiện hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì
và phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, trình duyệt:
+ Công nhận vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
+ Công nhận có thời hạn đối với
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
+ Đề xuất cơ chế chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi có nhà đầu
tư được cấp phép.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và biện pháp đào tạo nhân lực ở trong và
ngoài nước về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp.
10.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức kêu gọi
đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hướng dẫn các sở, ngành, địa
phương và các doanh nghiệp lập, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
dự án đầu tư cũng như tham mưu nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo quy định.
10.3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và địa phương liên
quan xem xét khả năng hỗ trợ về chính sách thuế, vốn đầu tư để tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh hỗ trợ theo quy định hiện hành.
10.4. Sở Tài nguyên và Môi
trường:
- Cập nhật, bổ sung vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2016 - 2020.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và địa phương liên quan quản lý, sử dụng
quỹ đất nông nghiệp trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy
hoạch được duyệt.
- Tạo thuận lợi và hỗ trợ về thủ
tục đất đai đối với các nhà đầu tư tham gia đầu tư theo quy hoạch; tăng cường
quản lý môi trường tại vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo phát
triển bền vững.
10.5. Sở Công thương:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng các
chương trình, dự án và giải pháp hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm trong vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là hướng dẫn xây dựng chuỗi cung ứng
các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao vào hệ thống siêu thị và cửa hàng bán thực
phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao.
10.6. Sở Khoa học và Công
nghệ:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các đề tài, dự
án, giải pháp và chính sách thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất
trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp
tác xã và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa và chỉ dẫn
địa lý cho các sản phẩm trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
10.7. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương liên quan và các trường dạy nghề
của tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai
có hiệu quả công tác đào tạo cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật và đào tạo nghề
cho nông dân đạt trình độ phù hợp với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
10.9. Ủy ban nhân dân huyện
Bắc Bình:
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Lương Sơn, Sông Lũy, Bình Tân, Hòa Thắng hỗ
trợ các doanh nghiệp trong việc thỏa thuận giá cả đất đai chuyển nhượng, liên kết,
liên doanh giữa doanh nghiệp với nông dân, bố trí lồng ghép các chương trình dự
án có liên quan đến vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời phối hợp
quản lý xã hội, an ninh trật tự của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên
địa bàn.
10.11. Trách nhiệm của doanh
nghiệp đầu tư dự án vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Thực hiện theo đúng mục tiêu
của Đề án. Đáp ứng được các tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được
quy định trong Đề án, trong đó các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
phải đạt các tiêu chí VietGAP hoặc GlobalGAP.
- Doanh nghiệp tự thỏa thuận
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất với các hộ nông dân; tiến
hành hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của dân, hoặc người dân góp vốn bằng quyền
sử dụng đất để liên kết với doanh nghiệp theo quy định hiện hành để doanh nghiệp
đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ
Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, KT. Vân
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
|
PHỤ LỤC 1
CÁC BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận)
1. Các giải pháp công nghệ ứng
dụng trong sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao
TT
|
Biện pháp
|
I
|
Công nghệ bắt buộc
|
1
|
Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ
nguồn gốc
|
2
|
Sử dụng phân bón cân đối, nằm
trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc
|
3
|
Sử dụng thuốc BVTV nằm trong
danh mục được phép, rõ nguồn gốc
|
4
|
Cơ giới hóa một số khâu canh
tác (làm đất, hệ thống tưới, hệ thống phun thuốc, xử lý giá thể)
|
5
|
Sử dụng bao bì sản phẩm an
toàn, thân thiện với môi trường
|
II
|
Công nghệ bổ sung
|
1
|
Sử dụng nhà màng, nhà lưới
|
2
|
Hệ thống điều khiển ánh sáng,
nhiệt độ, ẩm độ
|
3
|
Tưới tiết kiệm nước hoặc tưới
kết hợp bón phân
|
4
|
Cơ giới hóa hoặc tự động hóa
khâu xử lý, đóng gói, bảo quản sản phẩm
|
5
|
Sử dụng chế phẩm sinh học
trong dinh dưỡng và BVTV
|
6
|
Sử dụng CNTT, điện tử tự động,
viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ
|
2. Các giải pháp công nghệ ứng
dụng trong sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao
TT
|
Biện pháp
|
I
|
Công nghệ bắt buộc
|
1
|
Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ
nguồn gốc
|
2
|
Nhà trồng nấm đạt chuẩn
|
3
|
Sử dụng giá thể an toàn
|
4
|
Sử dụng bao bì sản phẩm an
toàn, thân thiện với môi trường
|
5
|
Cơ giới hóa quá trình sản xuất,
đóng gói và xử lý giá thể
|
II
|
Công nghệ bổ sung
|
1
|
Cơ giới hóa quá trình sản xuất
|
2
|
Sử dụng hệ thống điều khiển ánh
sáng, nhiệt độ, ẩm độ
|
3
|
Sử dụng dây chuyền tự động,
bán tự động trong xử lý, đóng gói, bảo
|
4
|
Sử dụng CNTT, điện tử tự động,
viễn thông vào quá trình sản xuất và
|
3. Các giải pháp công nghệ ứng
dụng trong sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao
TT
|
Biện pháp
|
I
|
Công nghệ bắt buộc
|
1
|
Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ
nguồn gốc
|
2
|
Sử dụng phân bón cân đối, nằm
trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc
|
3
|
Sử dụng thuốc BVTV nằm trong
danh mục được phép, rõ nguồn gốc
|
4
|
Cơ giới hóa một số khâu canh
tác (làm đất, hệ thống tưới, hệ thống phun thuốc, xử lý giá thể)
|
5
|
Sử dụng bao bì sản phẩm an
toàn, thân thiện với môi trường
|
II
|
Công nghệ bổ sung
|
1
|
Hệ thống điều khiển ánh sáng,
nhiệt độ, ẩm độ
|
2
|
Tưới tiết kiệm nước hoặc tưới
kết hợp bón phân
|
3
|
Cơ giới hóa hoặc tự động hóa
khâu xử lý, đóng gói, bảo quản sản phẩm
|
4
|
Sử dụng chế phẩm sinh học
trong dinh dưỡng và BVTV
|
5
|
Sử dụng CNTT, điện tử tự động,
viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ
|
PHỤ LỤC 2
ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận)
1. Khu Trung tâm
- Xây dựng khu quản lý, điều
hành 5 ha.
- Đầu tư khu ứng dụng, thực
nghiệm 27 ha.
- Đầu tư khu nhà ở chuyên gia
3 ha.
2. Đường giao thông
- Đường trục chính: Đầu tư đường
số 1, chiều dài 4,98 km, mặt 3,5x2 m (đường đôi), nền 14 m.
- Các tuyến nội bộ: số thứ tự từ
2 đến 10 và đường dọc kênh Chính Tây, tổng chiều dài 33,69 km, mặt từ 3,5 m đến
5,5 m, nền 6,5 m đến 7,5 m.
3. Thủy lợi, cấp thoát nước
- Xây dựng trạm cấp nước cho
Khu trung tâm quản lý điều hành với công suất 400 m3/ngày. Xây dựng hệ thống phân
phối nước sinh hoạt: Hệ thống ống dẫn Ø90 dài 500 m cung cấp nước sạch.
- Xây dựng hệ thống tưới bao gồm
20 tuyến ống kín bằng ống nhựa PVC (Ø114, Ø200)mm và 04 tuyến kênh hở bằng BTCT
M200 với tổng chiều dài 62.207 m.
- Hồ trữ nước: Bố trí 120 hồ có
tổng dung tích chứa khoảng 1000.000m3.
- Xây mương thoát nước dọc theo
ranh vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổng chiều dài 26.000 m, rộng 3
m, sâu 1,5-2 m;
- Xây dựng khu xử lý nước thải
và chứa rác thải tập trung, quy mô 5,00 ha tại giao lộ đường số 02 và số 03.
4. Điện
- Đầu tư 01 tuyến trung thế 3
pha dọc theo đường số 1 nối từ tuyến dọc Đường ĐT.715 đến trung tâm của vùng.
- Xây dựng 06 trạm biến áp tổng
công suất 24.000 KVA, trong đó: 2 trạm đặt tại khu trung tâm có tổng công suất
8.000 KVA; 4 trạm còn lại ở trong vùng sản xuất có tổng công suất 16.000 KVA.
- Xây dựng mới mạng phân phối
0,4 KV cho vùng./.