Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 về Ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh Bến Tre

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 06/01/2021
Ngày có hiệu lực 06/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Trúc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Bến Tre, ngày 06 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ THẢM HỌA CHÁY RỪNG TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;

Thực hiện Kế hoạch số 2756/KH-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh Bến Tre với các nội dung cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU

1. Sự cần thiết

- Theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Bến Tre năm 2019. Theo đó, tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 239.481 ha. Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 7.833 ha; trong đó, diện tích đất có rừng là 4.402,01 ha, bao gồm rừng tự nhiên là 1.177,46 ha và rừng trồng là 3.224,55 ha.

- Rừng của tỉnh Bến Tre chủ yếu là rừng ngập mặn với các loài cây như bần, mấm, đước, đưng,… sống trên nền đất ngập triều ẩm ướt nên khả năng xảy ra cháy rất thấp; chỉ có những dãy rừng trồng phi lao trên đất giồng cát ven biển với diện tích là 112,25 ha và Khu rừng phòng hộ Tân Mỹ thuộc huyện Ba Tri (diện tích 49,78 ha) với các loài cây hỗn giao: Tre bụi, tràm bông vàng, đước, chà là, lau sặc,… là có khả năng xảy ra cháy cao.

- Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết khu vực vùng ven biển diễn biến ngày càng phức tạp. Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) tình trạng khô hạn kéo dài nhiều ngày, các ao, hồ chứa nước trong khu rừng trồng phi lao bị cạn kiệt, thảm thực bì cây cỏ dưới tán rừng bị khô nỏ, dễ đồng thời với tác động cộng hưởng của gió Đông - Đông Bắc (gió Chướng) thổi theo hướng từ biển vào (từ tháng 10 đến cuối mùa khô) làm tăng cao nguy cơ cháy rừng trong khu vực.

- Mặt khác, phần lớn các khu rừng phi lao được trồng trên đất giồng cát trãi dài ven biển, địa hình bị chia cắt bởi sông rạch; lực lượng bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu chữa cháy khi có thảm họa cháy rừng với diện tích lớn xảy ra. Tuy nhiên, để công tác PCCCR đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng yêu cầu ứng phó sự cố cháy rừng với diện tích lớn xảy ra, việc xây dựng Kế hoạch Ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh Bến Tre là rất cần thiết.

2. Mục đích

- Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng nhằm đảm bảo an ninh môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

- Bảo đảm chủ động và hiệu quả trong công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng khi xảy ra thảm họa cháy rừng vượt quá tầm kiểm soát của địa phương cấp xã, huyện tại các khu rừng có khả năng xảy ra cháy nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài nguyên rừng và tài sản do cháy rừng gây ra.

- Xác định cụ thể về trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan và chủ rừng trong công tác PCCCR; đồng thời là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ được phân công, như:

+ Tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch hành động PCCCR.

+ Có phương án tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ công tác PCCCR.

+ Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân nhằm chủ động ứng phó có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra.

3. Nguyên tắc và yêu cầu

- Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành công tác ứng phó sự cố cháy rừng trên địa bàn tỉnh là Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

- Kế hoạch thực hiện phương châm lấy hoạt động phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.

- Thống nhất trong điều hành chỉ huy và huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần ứng phó thảm họa cháy rừng. Trong mọi trường hợp có cháy rừng xảy ra thì người chỉ huy PCCCR cao nhất được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.

- Các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan và chủ rừng thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác PCCCR; quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.

II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHUNG ỨNG PHÓ THẢM HỌA CHÁY RỪNG

1. Mục tiêu

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm nâng cao hiệu lực của công tác PCCCR và khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm thiểu tối đa số vụ và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ