Kế hoạch 499/KH-BGDĐT sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 499/KH-BGDĐT
Ngày ban hành 18/04/2013
Ngày có hiệu lực 18/04/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Vinh Hiển
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 499/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X;

Căn cứ Công văn số 5115-CV/VPTW ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Đánh giá việc tổ chức triển khai và kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26), thông qua tình hình thực hiện và kết quả đạt được tại Nghị quyết s 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị quyết 24) và Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Quyết định 1956).

b) Đxuất một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong các năm 2014-­2015 và đến năm 2020 nhằm đẩy mạnh và đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết.

2. Yêu cầu

Xây dựng báo cáo sơ kết, trong đó:

a) Việc sơ kết phải bám sát các nội dung được quy định tại Nghị quyết 26, Nghị quyết 24 và Quyết định 1956.

b) Đánh giá nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

c) Đề xuất những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp khả thi cho giai đoạn tới phù hợp với thực tiễn của địa phương, đơn vị quản lý.

d) Bảo đảm đúng kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả.

II. Nội dung sơ kết

1. Đánh giá việc tổ chức quán triệt, chỉ đạo và triển khai Nghị quyết 26, Nghị quyết 24 và Quyết định 1956.

2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện 09 nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 26, Nghị quyết 24 và Quyết định 1956, trong đó tập trung đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể (số liệu so sánh năm 2008 và kết quả ước thực hiện đến hết năm 2013). Cụ thể:

a) Bổ sung nội dung và kinh phí giai đoạn 2009-2010 của Quyết định 1956 vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010, bổ sung vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-­2015, 2016-2020 và tổ chức thực hiện;

b) Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc;

c) Chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi;

d) Cấp học bổng cho học sinh nghèo, cận nghèo;

e) Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông;

f) Htrợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

g) Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;

[...]