Kế hoạch 4821/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 4821/KH-UBND
Ngày ban hành 11/09/2021
Ngày có hiệu lực 11/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Bất động sản,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4821/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 11 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 29/10/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 23/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng Đề án, Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Văn bản số 1053-CV/TU ngày 13/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiên cứu, tiếp thu hoàn chỉnh và triển khai xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở đề nghị của Tổ Biên tập Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án) với các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; chú trọng nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh xử lý chất thải và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải chất thải; kiên quyết không thu hút và loại bỏ dần các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Việc tổ chức xây dựng Đề án phải bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định, hướng dẫn và tình hình thực tế để đánh giá, nghiên cứu, xây dựng Đề án bảo đảm chất lượng, có tính khả thi cao, đúng tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

3. Phân công nhiệm vụ rõ ràng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định làm cơ sở để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. Nội dung và hình thức thực hiện

1. Nội dung

- Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phải rà soát, đánh giá toàn diện, khách quan về hiện trạng công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; xác định, phân tích, đánh giá sâu, kỹ các kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém; trên cơ sở quan điểm, chủ trương, định hướng phát triển mới, dự báo các vấn đề đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường phát sinh cần giải quyết; định hướng, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, đề xuất nhu cầu nguồn lực, các nhiệm vụ, chương trình, giải pháp thực hiện để tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. (Đính kèm Đề cương chi tiết)

- Mốc thời gian lấy số liệu phân tích, đánh giá: Giai đoạn 2016-2020.

2. Hình thức

- Tổ biên tập Đề án tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá, tổng hợp, xây dựng Đề án, dự thảo Nghị quyết và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội,...; đồng thời, nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh Đề án, Nghị quyết theo quy trình, thủ tục của các Quy định, hướng dẫn có liên quan (Hướng dẫn số 22-HD/VPTW ngày 02/3/2017 của Văn phòng Trung ương về hướng dẫn ban hành một số văn bản của các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố và Quy trình số 04-QĐ/TU ngày 13/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định quy trình, hồ sơ, thủ tục đối với nội dung trình hội nghị cấp ủy tỉnh và ban hành văn bản sau hội nghị).

- Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Tổ Biên tập Đề án đề xuất các nội dung của Đề án bảo đảm theo đúng nội dung yêu cầu của Kế hoạch này.

III. Tổ chức thực hiện

- Tổ Biên tập Đề án tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch và thành lập tổ khảo sát thực tế kết quả thực hiện công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị theo đúng thời gian.

- Tổ Biên tập Đề án hoàn chỉnh Dự thảo lần đầu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội chậm nhất ngày 17/10/2021.

- Tổ Biên tập tiếp thu ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn chỉnh Đề án, dự thảo Tờ trình, Nghị quyết theo quy trình, thủ tục của Hướng dẫn số 22-HD/VPTW và Quy trình số 04-QĐ/TU tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 27/10/2021.

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường - Tổ phó Tổ Biên tập Đề án làm cơ quan đầu mối tổ chức đánh giá, tổng hợp, xây dựng dự thảo Đề án và Nghị quyết tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để kịp thời chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên Tổ Biên tập;
- Các Sở, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, KTTH;
- Lưu: VT. KHH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐỀ ÁN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Kế hoạch số 4821/KH-UBND ngày 11/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần thứ nhất:

Sự cần thiết xây dựng Đề án và thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường

[...]