Kế hoạch 1803/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình hành động 144-CTr/BCSĐ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 1803/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2022
Ngày có hiệu lực 28/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1803/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 28 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 144-CTR/BCSĐ NGÀY 08/3/2022 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND TỈNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21-NQ/TU NGÀY 25/01/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XIV VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết số 21-NQ/TU);

Căn cứ Chương trình hành động số 144-CTr/BCSĐ ngày 08/3/2022 của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV (viết tắt là Chương trình hành động số 144-CTr/BCSĐ);

Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/BCSĐ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình hành động số 144-CTr/BCSĐ ngày 08/3/2022 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tài nguyên đất, khoáng sản, bảo vệ môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai, khoáng sản, đảm bảo đúng pháp luật, gắn với bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục cơ bản những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong nhận thức, hành động về quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường đúng kỷ cương, theo hướng hiện đại.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo đúng với quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 21-NQ/TU.

Các Sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bám sát mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TU, để xây dựng kế hoạch thực hiện, phân bổ, tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Quán triệt sâu kỹ Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân. Phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, tinh thần sáng tạo, cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra.

- Tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hiệu quả, khả thi về tài nguyên môi trường, tăng nguồn thu từ đất đai, khoáng sản; hoàn thành việc đo đạc, lập phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai theo khu chức năng, theo loại đất đến cấp huyện và bổ sung, cập nhật nội dung phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản, môi trường vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ.

- Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác và giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, khoáng sản, môi trường trực tuyến trên môi trường điện tử đạt mức độ 3, 4. Đưa đất đai, tài nguyên khoáng sản thực sự là nguồn lực quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng môi trường, nâng cao năng lực quan trắc, kiểm soát tốt các nguồn chất thải và giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp theo định hướng phát triển nền kinh tế xanh, an toàn, bền vững.

2. Chỉ tiêu

a) Giai đoạn 2021-2025:

- Hoàn thành công tác kê khai, đăng ký lần đầu các thửa đất đang quản lý, sử dụng trong năm 2022; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 100% thửa đất đủ điều kiện; hoàn thành đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; nguồn thu từ đất đai hàng năm tăng bình quân từ 10-15%; 100% diện tích đất công ích được quản lý chặt chẽ, đúng quy định.

- Thực hiện việc cấp phép khai thác khoáng sản chủ yếu thông qua đấu giá; thay thế 30-50% cát sỏi lòng sông bằng cát nghiền nhân tạo; tỷ lệ thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 100% và nguồn thu nộp ngân sách hàng năm tăng bình quân từ 20-25%; có ít nhất 30% các doanh nghiệp đầu tư, thay đổi công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản.

- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt từ 98,5%, nông thôn 86% trở lên; 100% chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị từ loại II trở lên và 10% đối với các đô thị loại V trở lên được thu gom, xử lý; 100% khu, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% các cơ sở có phát sinh nước thải, khí thải lớn thuộc danh mục quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, trực tuyến; tỷ lệ che phủ rừng đạt 49%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch ở đô thị và nông thôn đạt từ 98% trở lên.

b) Định hướng giai đoạn 2026 - 2030: Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường theo hướng hiện đại. Duy trì tỷ lệ tăng thu từ đất đai, tài nguyên khoáng sản; nâng tỷ lệ thay thế cát sỏi lòng sông bằng cát nghiền nhân tạo và thay đổi công nghệ khai thác chế biến khoáng sản trên 50%. Phấn đấu thu gom, xử lý rác thải đô thị đạt 100%; 100% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn; 50% tổng lượng nước thải đô thị II và 20% đối với các đô thị còn lại được thu gom, xử lý.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường đến các tổ chức, người dân; đưa tin bài về những tấm gương điển hình, tiên tiến hoặc phản ảnh các vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường.

[...]