Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số tỉnh Kon Tum đến năm 2020

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2019
Ngày có hiệu lực 08/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Trần Thị Nga
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Kon Tum, ngày 08 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân s giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số tỉnh Kon Tum đến năm 2020 (sau đây gọi tt là Chương trình), như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2018

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN

1. Dự án Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy him đối với cộng đồng

1.1. Phòng, chống lao: Củng cố và phát triển mạng lưới phòng, chống lao với các hoạt động chủ yếu như đào tạo, tập hun, chỉ đạo tuyến, giám sát hỗ trợ chuyên môn; chú trọng công tác xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lao và đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc điều trị bệnh lao; tỷ lệ mắc bệnh lao hàng năm >95/100.000 dân; 100% bệnh nhân lao được điều trị miễn phí, đúng phác đồ.

1.2. Phòng, chống phong: Tnh Kon Tum đã loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh từ năm 2015; đang tập trung triển khai tiến tới loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện (hiện có 04/10 huyện, thành phố trong vùng dịch tễ lưu hành phong đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện); tổ chức khám phát hiện và đa hóa trị liệu cho bệnh nhân phong mới, phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân phong (100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế và 50% bệnh nhân phong tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng).

1.3. Phòng, chng sốt rét: Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân sốt rét; hóa chất phun, tm màn; dụng cụ bảo vệ cá nhân; bổ sung trang thiết bị, bình phun hóa chất, vật tư, hóa chất xét nghiệm chẩn đoán, hỗ trợ triển khai khám phát hiện và điều trị bệnh sốt rét; không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh, số bệnh nhân sốt rét giảm mạnh qua các năm (năm 2017 giảm 54% so với năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2018 giảm 6% so với cùng kỳ năm trước); tlệ mắc sốt rét 0,5‰ dân và không có tử vong do sốt rét.

1.4. Phòng, chng sốt xuất huyết: Các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết như giám sát phát hiện, vệ sinh môi trường, phòng chng dịch và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về giám sát dịch tễ, chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết đã được chú trọng và tăng cường; tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân năm 2016: 659,4; năm 2017: 106 và ước tính năm 2018: dưới 120.

1.5. Bảo vệ sức khỏe tâm thần: Duy trì 100% số xã đã được triển khai bệnh tâm thn phân liệt lồng ghép vào mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã; tổ chức khám phát hiện và đưa vào quản lý tại cộng đồng 100% sbệnh nhân tâm thần; tính đến tháng 9 năm 2018, tng số bnh nhân tâm thần được quản lý và điều trị 1.314 (trong đó tâm thần phân liệt 508: động kinh 768; trầm cảm 38).

1.6. Phòng, chng ung thư: Năm 2018, mới bắt đầu triển khai, chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ như truyền thông hướng dẫn phòng bệnh ung thư cho người dân tại 45 điểm thôn, làng, tdân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum với 1.575 lượt người tham gia; tổ chức tập huấn cập nhật kiến thc về dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư cho cán bộ y tế tuyến tnh (46 cán bộ); triển khai khám sàng lọc ung thư vú, ung thư c tcung cho khoảng 500 phụ nữ độ tuổi 25-50 tại 11 xã thuộc địa bàn huyện Kon Ry và thành phố Kon Tum; giám sát chuyên môn hoạt động phòng chống ung thư tại 23 xã/phường/thị trấn để hỗ trợ việc ghi chép, theo dõi s mc và tử vong do bệnh ung thư tại cộng đồng.

1.7. Phòng, chống bệnh tim mạch (tăng huyết áp): Hàng năm triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp (17/5), Tuần lễ toàn dân đi đo huyết áp, Ngày Tim mạch thế giới (30/9); tổ chức khám sàng lọc bệnh tăng huyết áp tại các huyện, thành phố (khám sàng lọc cho 8.850 người, trong đó số bệnh nhân tăng huyết áp 2.049, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp 23%); theo dõi và quản lý 7.842 bệnh nhân tăng huyết áp; tlệ người mắc tăng huyết áp phát hin được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn 50%.

1.8. Phòng, chng bệnh đái tháo đường và phòng, chng các ri loạn do thiếu I ốt: Khám, xét nghiệm đường máu, theo dõi sức khỏe định kỳ 4 đợt/năm cho bệnh nhân mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại cộng đồng (năm 2016: 1.648, năm 2017: 2.176 và 9 tháng năm 2018: 2.199 lượt người); tỷ lệ người bệnh đái tháo đường phát hiện được quản lý, điều trị 60%. Tổ chức giám sát muối i ốt (MI) thường quy tại 100% huyện, thành phố (tại 20 xã và 300 hộ gia đình, kết qutỷ lệ hộ gia đình sử dụng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt >95%); tổ chức điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (K.A.P) về MI cho đối tượng bà mẹ có con dưới 5 tuổi (tlệ bà mẹ hiu biết dùng Ml để phòng các bệnh bướu c > 85 %, tỷ lệ bà mẹ bảo quản MI đúng đạt 98%, tlệ hộ gia đình sử dụng muối I ốt đạt 100%); điều tra dịch tễ học sinh lứa tuổi 8-10 tuổi từ 10-20 trường/năm (tlệ bướu cđạt <5%).

1.9. Phòng, chng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (BPTNMT&HPQ): Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như truyền thông nhằm nâng cao nhận thức đúng của người dân về BPTNMT&HPQ, thành lập 01 câu lạc bộ phòng chống BPTNMT&HPQ; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý BPTNMT&HPQ (420 học viên); hướng dẫn khám tư vấn, sàng lọc bệnh nhân BPTNMT&HPQ cho các tuyến huyện, xã và duy trì hoạt động khám, điều trị cho bệnh nhân BPTNMT&HPQ tại các tuyến; tổ chức khám sàng lọc chủ động BPTNMT&HPQ tại 09 Trạm Y tế xã, thị trấn.

1.10. Y tế trường học: Hàng năm tổ chức khám, phát hiện sớm các bnh, tật học đường tại 271 trường với 97.984 học sinh được khám; quản lý theo dõi sức khỏe tại 169 trường với 35.092 học sinh. Tổ chức tẩy giun kết hợp truyền thông chống các bệnh giun, sán cho học sinh tại các trường trọng điểm (khu vực nguy cơ cao) 02 lần/năm. Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chng bệnh tật học đường (có 320 trường biên soạn tài liệu truyền thông phù hợp, 352 đường có góc truyền thông giáo dục sức khỏe).

2. Dự án Tiêm chng mở rộng: Hệ thống tiêm chủng được củng cố và nâng cao chất lượng; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hàng năm đạt ở mức trên 97%, tiêm UV2+ cho phụ nữ có thai đạt trên 90%, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh đạt còn thấp; hàng năm đảm bảo cung ứng đủ các loại vc xin trong tiêm chng; riêng năm 2018, vì lý do khách quan, tỉnh Kon Tum bị thiếu vắc xin Quinvaxem từ tháng 08/2018 đến tháng 10/2018; áp dụng và quản lý 100% đối tượng tiêm chủng và lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

3. Dự án Dân số và Phát triển: Tốc độ gia tăng dân số ngày càng giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mức sinh tiếp tục (mức giảm sinh bình quân hàng năm 0,45‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưi 14‰; tỷ lệ sinh con th3 trở lên khong trên 20%); khống chế tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 110 bé trai/100 bé gái sinh sống; công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân đã có bước chuyển biến tích cực; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản được mrộng, chất lượng ngày càng cao, giảm tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em. Kết quả sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh còn hạn chế (năm 2016, sàng lọc tc sinh 117ca, sàng lọc sơ sinh 310ca; 11 tháng đầu năm 2018, thực hiện 207ca sàng lọc trước sinh và sơ sinh).

4. Dự án An toàn thực phẩm

Hoạt động thanh tra, kiểm tra triển khai thường xuyên theo sự chỉ đạo của Trung ương; kết quả tổng số lượt cơ sở được kiểm tra giai đoạn 2016-2018 là 13.220, số lượt cơ sở được kiểm tra đạt tiêu chuẩn ATTP là 9.765, chiếm tỷ lệ 74%. Việc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ATTP đã được thực hiện tương đối nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh, triển khai thường xuyên, kịp thời, đng bộ từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Sự quan tâm của xã hội đối với chất lượng ATTP ngày càng nhiều. Nhận thức của người tiêu dùng và người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người kinh doanh dịch vụ ăn uống được nâng lên rõ rệt. Ý thức tuân thủ pháp luật về ATTP đã có sự chuyển biến tích cực.

Trong giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ ngộ độc thực phẩm với 186 người mc và không có tử vong, trong đó 2 vụ trên 30 người và 05 vụ dưới 30 người mắc (tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong các vụ ngộ độc thực phm được ghi nhn trên 100.000 dân năm 2016: 4,9; năm 2017: 25,2 và 9 tháng năm 2018: 5,07).

5. Dự án Phòng chống HIV/AIDS: Các hoạt động dự phòng, quản lý và điều trị HIV/AIDS được tăng cường; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư vẫn duy trì mức <0,1% dân số (năm 2016: 0,05%, năm 2017: 0,05% và năm 2018: 0,06%); triển khai mới 02 cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuc phiện bằng thuốc thay thế Methadone lại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.

6. Dự án Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học: Phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội Chữ thập đỏ tnh Kon Tum triển khai tổ chức vận động hiến máu tình nguyện (4 đợt/năm); tổ chức các hoạt động hiến máu, mô hình tổ chức hiến máu hiệu qu, thiết thực, đồng thời duy trì nguồn người hiến máu an toàn trên toàn tỉnh; xây dựng ngân hàng máu sống dựa trên lực lượng hiến máu dự bị và bảo đảm an toàn truyền máu; nâng cao chất lượng nội kiểm, triển khai hoạt động ngoại kim các xét nghiệm bảo đảm cung cấp máu và truyền máu an toàn.

7. Dự án Quân dân y kết hợp: Kiện toàn tổ chức Ban Quân dân y các cấp; tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân vùng biên giới; khám bệnh, chữa bệnh chính sách nhân kniệm ngày Thương binh, Liệt s(27/7) và ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12); rà soát, sắp xếp, kiện toàn lực lượng dự bị động viên ngành Y tế; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai hoạt động kết hợp quân dân y.

8. Dự án Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế: Hàng năm thường xun tổ chức Chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng; tổ chức điu tra đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động bảo đảm ATTP (ni lãnh đo, quản lý; người sản xuất, chế biến; người kinh doanh và người tiêu dùng thực phm). Tập huấn về kiến thức và kỹ năng truyn thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn, làng trên địa bàn các xã. Triển khai lồng ghép các nội dung Chương trình với hình thức truyền thông theo nhóm, nói chuyện chuyên đề vệ sinh phòng bệnh truyn nhiễm gây dịch... Cán bộ chủ chốt là lãnh đạo, cán bộ làm công tác lập kế hoạch, cán bộ phụ trách các dự án thuộc Chương trình của các đơn vị trong ngành Y tế từ tnh đến huyện, xã đào tạo, tập huấn về kỹ năng lập kế hoạch các hoạt động y tế và phương pháp thu thập số liệu, tng hợp báo cáo thống kê. Triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chương trình (02 ln/năm).

II. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

[...]