Kế hoạch 4799/KH-UBND năm 2011 về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 4799/KH-UBND
Ngày ban hành 27/10/2011
Ngày có hiệu lực 27/10/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Cao Văn Trọng
Lĩnh vực Giáo dục

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4799/KH-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 10 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

PHẦN MỞ ĐẦU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Xây dựng kế hoạch phát triển về giáo dục và đào tạo trung hạn đến năm 2015 và định hướng dài hạn đến năm 2020 với những mục tiêu, bước phát triển có tầm vóc mới, phù hợp với vị thế và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới;

- Nhằm có sự chuẩn bị chu đáo về các mặt, đảm bảo sự phát triển giáo dục và đào tạo đúng hướng và bền vững.

- Thực hiện thành công các mục tiêu về giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX.

2. Yêu cầu:

- Phân tích, đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng của giáo dục và đào tạo tỉnh nhà giai đoạn 2006-2010 về phát triển mạng lưới trường lớp; quy mô học sinh; chất lượng, hiệu quả giáo dục; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị… nêu bật những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế, yếu kém tồn tại và nguyên nhân, để trên cơ sở đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho giai đoạn 2011-2015.

- Mục tiêu cho giai đoạn 2011-2015 phải bảo đảm phù hợp với quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội (nói chung) và về giáo dục và đào tạo nói riêng; phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo đảm tính khả thi. Trên cơ sở đó đề ra những định hướng, dự báo tương đối chính xác đến năm 2020.

II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII);

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;

 - Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần IX (nhiệm kỳ 2010-2015),

UBND tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 5 NĂM QUA

1. Phát triển mạng lưới trường lớp và mở rộng quy mô:

Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh các cấp học được củng cố, phát triển theo quy hoạch. Toàn tỉnh hiện có:

- Giáo dục mầm non: 167 trường (mầm non và mẫu giáo), trong đó có 64 trường tổ chức bán trú. Đã chuyển đổi 12 trường mầm non, mẫu giáo bán công sang công lập. Huy động 2.558 cháu nhà trẻ (tỷ lệ 6,46% so với dân số trong độ tuổi); 38.592 cháu mẫu giáo (tỷ lệ 70,92% so với dân số trong độ tuổi), trong đó có 19.152 trẻ 5 tuổi ra lớp (tỷ lệ 99,97% so với dân số trong độ tuổi). Ngoài ra còn có 1 trường dân lập và 06 trường tư thục với 3.014 cháu.

- Giáo dục tiểu học: Có 189 trường với 98.236 học sinh (tỷ lệ 99,31% so với dân số trong độ tuổi), trong đó có 161 trường có lớp học trên 5 buổi/tuần.

- Giáo dục trung học: Có 137 trường trung học cơ sở (THCS), huy động 73.124 học sinh (tỷ lệ 97,86% so với dân số trong độ tuổi); 30 trường trung học phổ thông (THPT) với 38.007 học sinh (tỷ lệ 59,24% so với dân số trong độ tuổi); 01 trường phổ thông nhiều cấp học (Hermann Gmeiner) với 24 lớp và 840 học sinh và 5 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (KTTH-HN).

Có một trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật.

- Giáo dục thường xuyên: Có 9 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) các huyện, thành phố với trên 4.000 học viên theo học bổ túc THPT, trên 500 học viên học tin học, ngoại ngữ (chứng chỉ A, B) và trên 1.000 học viên học nghề phổ thông. Trung tâm GDTX tỉnh có khoảng 4.000 học viên theo học các lớp đào tạo liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm vừa học; trên 1.000 học viên học ngoại ngữ và trên 500 học viên học tin học (chứng chỉ A, B, C).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ